Chủ nhật 20/07/2025 16:46Chủ nhật 20/07/2025 16:46 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Nông sản hữu cơ chưa qua chế biến có thời gian bảo quản ngắn, dẫn đến những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. (Ảnh: Văn Ngọc)

Tương xứng với công sức chuyển đổi

Chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ là chặng đường nhiều thử thách. Để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, như: Không sản xuất hữu cơ xen lẫn với sản xuất thông thường và vùng đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ; không sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen; không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, các loại phân bón tổng hợp…

Quá trình chuyển đổi hữu cơ có thể kéo dài vài năm, kéo theo đó là sự sụt giảm năng suất trong giai đoạn đầu. Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM), năng suất trong giai đoạn chuyển đổi có thể giảm từ 10-20% tùy thuộc vào loại cây trồng và điều kiện đất đai, đòi hỏi người nông dân phải có sự chuẩn bị tâm lý và tài chính để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Trong khi đó, các giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không có giá trị vô thời hạn. Chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam có thời hạn 2 năm, của USDA (Hoa Kỳ) có thời hạn 5 năm… trong khi thời gian chuyển đổi có thể kéo dài vài năm và cần được tái đánh giá định kỳ để đảm bảo sự duy trì tuân thủ các quy chuẩn.

Bên cạnh vấn đề năng suất, kiểm soát sâu bệnh trong nông nghiệp hữu cơ cũng là một thách thức không nhỏ. Hơn nữa, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần vùng đệm chuyển đổi để đảm bảo chất lượng, hạn chế ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài…

Để tương xứng với công sức chuyển đổi và duy trì mô hình, sản phẩm hữu cơ thường có giá thành cao hơn so với sản phẩm thông thường, dẫn đến những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ Việt Nam đang ngày càng phát triển nhưng vẫn còn nhỏ hẹp và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Tại các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, việc tiêu thụ nông sản sạch tại tỉnh vẫn còn nhiều thách thức, đa phần vẫn cần vận chuyển về thành phố để tiêu thụ. Sản phẩm nông sản hữu cơ chưa qua chế biến có thời gian bảo quản ngắn, thời gian vận chuyển từ miền núi về các thành phố lớn kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm…

Mặt khác, nếu chỉ bán sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở dạng thô, biên lợi nhuận của doanh nghiệp, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ thị trường. Do đó, các mô hình nông nghiệp hữu cơ dễ rơi vào tình trạng thiếu vốn tái đầu tư để phát triển sản xuất bền vững. Thực trạng này đặt ra yêu cầu gia tăng giá trị nông sản hữu cơ, bắt đầu từ những thay đổi trong quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của nhà sản xuất.

Những phép cộng gia tăng giá trị nông sản

Để gia tăng giá trị nông sản hữu cơ, các doanh nghiệp, HTX, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả.

Trong đó, chế biến sâu đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp, HTX, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ áp dụng. Như tại Thái Nguyên, một búp chè hữu cơ có thể tạo ra hàng chục sản phẩm. Nhiều cơ sở sản xuất chè hữu cơ tại địa phương như HTX chè Hảo Đạt, HTX chè an toàn Khe Cốc, HTX chè Thủy Thuật và HTX trà Trung du Tân Cương... đã chế biến chè hữu cơ thành các sản phẩm như trà, trà túi lọc, bột matcha, kẹo trà xanh, bánh trà xanh, các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm, kết hợp trộn phụ phẩm trà vào thức ăn chăn nuôi… giúp tăng giá trị sản phẩm, đa dạng hóa nguồn thu.

Nông sản qua chế biến có thể kéo dài thời gian bảo quản, kéo theo đó là sự đa dạng trong kênh tiêu thụ sản phẩm, từ cửa hàng nhỏ đến siêu thị lớn, từ bán hàng trực tiếp đến tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Tại Thái Nguyên, một búp chè sạch có thể tạo ra hàng chục sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Khai thác lợi thế địa phương, các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc tập trung vào hướng phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc hữu mà các địa phương khác không có hoặc nếu có thì chất lượng khác hẳn. Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được quy hoạch phát triển gắn với thương hiệu địa phương, mang câu chuyện văn hóa, bản sắc, được đầu tư về bao bì, nhãn mác, chứng nhận sản phẩm…

Sản phẩm hữu cơ hoặc các sản phẩm chế biến từ sản phẩm hữu cơ đã trở thành đặc sản vùng miền, được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, thậm chí cấp quốc gia như trà Cổ Việt của HTX Chè Phìn Hồ (Hà Giang cũ), chè tôm nõn của HTX chè Hảo Đạt (Thái Nguyên cũ), mỳ gạo sạch sinh ra từ làng Hùng Lô của HTX Mỳ gạo Hùng Lô (tỉnh Phú Thọ cũ)…

Nhờ xây dựng được thương hiệu bài bản, các sản phẩm này có thể gia tăng giá trị hàng trăm nghìn đồng, hàng triệu đồng trên 1 đơn vị sản phẩm, hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp, làm quà biếu, quà tặng.

Nhiều vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ đã được khai thác thành điểm đến du lịch hấp dẫn, kết hợp trải nghiệm văn hóa, nghỉ dưỡng… nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Nông nghiệp hữu cơ phát triển gắn với kinh tế tuần hoàn, giúp giảm chi phí đầu vào, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, gia tăng lợi nhuận.

Trong bối cảnh xu hướng tiêu dùng xanh đang phát triển nhanh trên thế giới, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có thể trở thành con đường thu ngoại tệ. Hiện nay, một số sản phẩm nổi bật của các tỉnh miền núi như chè và gia vị từ dược liệu đã được chứng nhận hữu cơ của các tổ chức nước ngoài và có mặt tại nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, Úc, Châu Âu, Canada,…

Hướng đi này vẫn còn nhiều dư địa khi giá trị xuất khẩu nông sản hữu cơ của Việt Nam chỉ đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản - một con số khiêm tốn so với lợi thế sẵn có. Tín chỉ carbon cũng có thể là “mỏ vàng” cho những HTX, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Cần liên kết xây dựng chuỗi giá trị

Tuy nhiên, để nông nghiệp hữu cơ thực sự trở thành một ngành kinh tế xanh, không thể chỉ dựa vào nỗ lực đơn lẻ của các HTX hay doanh nghiệp sản xuất. Cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân để hình thành chuỗi giá trị. Trong đó, mỗi HTX và doanh nghiệp sẽ đóng vai trò như một mắt xích quan trọng, cùng phối hợp nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Tại Hội thảo "Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam", Đan Mạch đã được đưa ra như một ví dụ hình mẫu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, một trong những yếu tố thành công then chốt là áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ một cách xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi giá trị - từ nông trại đến bàn ăn. Sản phẩm chỉ được cấp nhãn hữu cơ khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, đồng thời trải qua hệ thống kiểm soát chặt chẽ, bao gồm kiểm tra định kỳ, đột xuất từ cơ quan chức năng địa phương.

Từ năm 2009, Đan Mạch còn mở rộng việc dán nhãn hữu cơ cho cả bếp ăn công cộng như trường học, nhà hàng, giúp người dân yên tâm lựa chọn thực phẩm sạch ngay cả ngoài gia đình.

Việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn và đồng bộ còn giúp giảm đáng kể chênh lệch giá giữa thực phẩm hữu cơ và phi hữu cơ. Do đó, tại các siêu thị bình dân ở Đan Mạch, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận thực phẩm hữu cơ với giá hợp lý, tạo ra thị trường bền vững và sức cầu ổn định.

Bài học lớn từ Đan Mạch là sự phối hợp hiệu quả giữa các bên trong chuỗi giá trị: Nhà nước xây dựng luật và kiểm soát chặt chẽ, doanh nghiệp đầu tư sản xuất và phát triển thị trường, nông dân được đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, người tiêu dùng được tuyên truyền nâng cao nhận thức. Mô hình này không chỉ thúc đẩy tiêu dùng nội địa mà còn giúp Đan Mạch trở thành nước xuất khẩu thực phẩm hữu cơ có uy tín trên thế giới.

Nhìn vào Việt Nam, để nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam phát triển đúng hướng và xứng tầm, nhiều chuyên gia khẳng định cần có chiến lược tổng thể cấp quốc gia, với trọng tâm là quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ phù hợp từng vùng sinh thái; hoàn thiện khung pháp lý, bộ tiêu chí thống nhất và minh bạch; tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; và quan trọng nhất là phát triển chuỗi liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp - thị trường.

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có liên kết theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững để nông nghiệp hữu cơ thực sự trở thành một ngành kinh tế xanh.

Kiến nghị các giải pháp cụ thể, GS. TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đề xuất, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực, có lợi thế; phát triển đa dạng các mô hình sản xuất hữu cơ có liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ tìm kiếm thông tin, nhu cầu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế để thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.

Mặt khác, cần xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực; sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính; xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; ứng dụng công nghệ cao để chế biến sâu, tinh chế tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có giá trị cao mang thương hiệu; tăng cường công tác đào tạo chuyên gia chuyên sâu về nông nghiệp hữu cơ ở cả Trung ương và địa phương…

Bài liên quan

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

Sáng nay, một không khí sôi động và đầy hứng khởi đã tràn ngập Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh khi sự kiện "Organic Vibes" chính thức khai mạc, đánh dấu bước đệm quan trọng cho chuỗi các hoạt động của chiến dịch "Hữu cơ easy với Gen G". Được định hướng nhằm phát triển bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên, đối tác, nhà báo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..

CÁC TIN BÀI KHÁC

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính