Thứ sáu 25/07/2025 10:53Thứ sáu 25/07/2025 10:53 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Biến đổi khí hậu, thách thức kép với ngành nông nghiệp Việt Nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nắng nóng kỷ lục năm 2024 đang đẩy Việt Nam vào khủng hoảng kép thiếu nước sinh hoạt trầm trọng và sản xuất nông nghiệp điêu đứng.
Biến đổi khí hậu, thách thức kép với ngành nông nghiệp Việt Nam
Cây cà phê bị cháy lá, chết khô do thiếu nước vì nắng nóng kéo dài.

Đợt nắng nóng lịch sử năm 2024 đang đẩy Việt Nam vào tình trạng báo động về an ninh nguồn nước và sản xuất nông nghiệp. Với nhiệt độ tăng cao kỷ lục, kéo dài nhiều tháng, đặc biệt tại Bắc Bộ và Trung Bộ, hệ lụy của biến đổi khí hậu đang hiện hữu.

Nắng nóng gay gắt khiến nước bốc hơi nhanh, mực nước sông hồ tụt giảm nghiêm trọng, nhiều nơi đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn nước. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra trên diện rộng, người dân phải xếp hàng dài chờ lấy từng xô nước sạch.

Nông nghiệp Việt Nam đang lâm vào khủng hoàng chưa từng có với nhiệt độ cao kỷ lục kéo dài, tình trạng khô hạn trầm trọng, đất đai nứt nẻ, cây trồng chết khô trên diện rộng, người nông dân đang phải đối mặt với nguy cơ mất trắng mùa màng.

Tình trạng kéo dài khiến đất đai khô cằn, nguồn nước ngầm cạn kiệt, gây khó khăn lớn cho việc tưới tiêu. Nhiều cánh đồng lúa, hoa màu bị bỏ hoang do thiếu nước, cây trồng không thể sinh trưởng và phát triển. Sản lượng lúa, ngô, đậu tương, mía... đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Cà phê, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Thiếu nước khiến cây không ra hoa, đậu quả, dẫn đến sản lượng niên vụ 2024 - 2025 dự báo giảm mạnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của hàng triệu hộ nông dân trồng cà phê mà còn tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu.

Cùng với đó, ngành chăn nuôi cũng chịu thiệt hại nặng nề do nắng nóng. Nhiệt độ cao khiến vật nuôi bị sốc nhiệt, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh dịch. Tỷ lệ chết của gia súc, gia cầm tăng cao, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nắng nóng, hạn hán kéo dài không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia. Sản lượng giảm sút, giá cả tăng cao, gây khó khăn cho đời sống người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Không chỉ nông thôn, ngay cả các thành phố lớn như Tp,HCM cũng đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong lịch sử. Từ tháng 1 đến tháng 4/2024, người dân thành phố đã phải hứng chịu 74 ngày nắng nóng, với nhiệt độ thường xuyên vượt ngưỡng 35 độ C. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn gây áp lực lớn lên hệ thống điện,

Trước tình hình cấp bách, chính phủ đã và đang triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người dân như cung cấp nước sạch, hỗ trợ khoan giếng, tăng cường tuyên truyền tiết kiệm nước. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc vấn đề, cần có những giải pháp đồng bộ, lâu dài hơn.

Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, xây dựng thêm hồ chứa nước, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu là những biện pháp cấp thiết. Đồng thời, việc nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước hiệu quả và bảo vệ nguồn nước cũng rất quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các địa phương đang tập trung vào việc nâng cấp và đảm bảo an toàn hồ chứa nước, xây dựng hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt. Đồng thời, phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển và đầu nguồn cũng đang được đẩy mạnh. Những nỗ lực này nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt, giảm thiểu xâm nhập mặn và đảm bảo an ninh nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai cũng đang được đặc biệt ưu tiên. Các đô thị, đặc biệt là vùng ven biển, đang được đầu tư củng cố và xây dựng mới các công trình cấp, thoát nước để giảm thiểu nguy cơ ngập úng do mưa lớn và triều cường. Hệ thống cảnh báo sớm được cải thiện, năng lực dự báo và ứng phó với thiên tai cũng được nâng cao.

Bài liên quan

Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình-Bài 1:Triết lý chuyển mình và “mệnh lệnh” từ trái tim

Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình-Bài 1:Triết lý chuyển mình và “mệnh lệnh” từ trái tim

LTS: Trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam, đã có một thời, nông nghiệp hữu cơ như một điểm sáng cô độc, một "ngách" nhỏ đầy thách thức và ít người dám bước chân vào. Nhưng giờ đây, bức tranh đã hoàn toàn thay đổi, từ những vùng đất bạc màu từng chịu ảnh hưởng hóa chất, đến những cánh đồng xanh mướt được chăm chút bằng tình yêu và tri thức, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ chỗ "lẻ bóng bơ vơ" trở thành xu thế tất yếu, kiến tạo một tương lai nông nghiệp xanh, sạch, và bền vững cho cả cộng đồng. Trong loạt bài viết này, chúng tôi sẽ đưa bạn đọc qua từng chặng đường, từ nền tảng lý luận, những bước chuyển mình đầy gian khó nhưng kiên cường, cho đến những giải pháp đột phá để nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vươn tầm, khẳng định vị thế trên bản đồ nông nghiệp toàn cầu.
Sáng tạo để thích ứng trước biến đổi khí hậu, hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Sáng tạo để thích ứng trước biến đổi khí hậu, hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan chưa từng thấy, nắng nóng kéo dài trên 38 °C, hạn hán nặng ở Tây Nguyên và ĐBSCL, xâm nhập mặn lan rộng vào mùa khô, mưa đá và lũ bất thường ở miền Bắc và Trung.
Thái Bình: Khuyến cáo nông dân chủ động khắc phục nắng nóng trong nuôi trồng thủy sản

Thái Bình: Khuyến cáo nông dân chủ động khắc phục nắng nóng trong nuôi trồng thủy sản

Để bảo đảm an toàn trong nuôi trồng thủy sản, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tỉnh Thái Bình mới đây đã khuyến cáo đến các hộ dân nhiều giải pháp phòng, chống nắng nóng cho thủy sản.
Thủy lợi là trụ cột quan trọng trong chiến lược thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

Thủy lợi là trụ cột quan trọng trong chiến lược thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, vai trò của ngành thủy lợi không còn giới hạn ở chức năng cấp, thoát nước hay phục vụ nông nghiệp đơn thuần. Trong bối cảnh hiện nay, thủy lợi cần được nhìn nhận là trụ cột quan trọng trong chiến lược thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).
Cam kết trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần "3 sẵn sàng"

Cam kết trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần "3 sẵn sàng"

Cam kết kiên định với mục tiêu trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần 3 sẵn sàng là “sẵn sàng tham gia, sẵn sàng đồng hành, sẵn sàng dẫn dắt”, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là bạn tốt, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trên chặng đường phát triển xanh và bền vững sắp tới.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nghệ An: Lũ quét khiến nhiều bản làng bị cô lập, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng

Nghệ An: Lũ quét khiến nhiều bản làng bị cô lập, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng

Trận lũ quét bất ngờ ở xã Nhôn Mai khiến nhiều bản làng bị cô lập, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến 1 người dân ở Nghệ An bị thương, hơn 100 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 22/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả.
Lâm Đồng: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, cây đổ, xe bẹp dúm

Lâm Đồng: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, cây đổ, xe bẹp dúm

Tỉnh Lâm Đồng đang gánh chịu những thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 3. Trong hai ngày qua, đặc biệt là sáng nay, gió giật rất mạnh đã gây ra nhiều tổn thất lớn về tài sản của người dân.
Lời cảnh báo từ thiên nhiên đến con người – cháy rừng

Lời cảnh báo từ thiên nhiên đến con người – cháy rừng

Cháy rừng, một hiện tượng tự nhiên có vai trò nhất định trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái của một số hệ sinh thái, giờ đây đã biến thành một trong những thảm họa môi trường thảm khốc và đáng báo động nhất trên toàn cầu.
Lâm Đồng ra Công điện khẩn ứng phó bão số 3 - Bão Wipha

Lâm Đồng ra Công điện khẩn ứng phó bão số 3 - Bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Công điện khẩn số 310/CD-UBND chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Tin bão khẩn cấp - Tin phát lúc 14h ngày 21/7

Tin bão khẩn cấp - Tin phát lúc 14h ngày 21/7

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 3, tại đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đặc khu Cô Tô gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Hồi 13h ngày 21/7, tâm bão ở khoảng 21,1°N; 109,1°E, cách Quảng Ninh khoảng 120km, Hải Phòng 260km, Hưng Yên 280km và Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 9 - 10 (75 - 102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10 - 15km/h.
Hiệu ứng nhà kính tác động thế nào lên trái đất

Hiệu ứng nhà kính tác động thế nào lên trái đất

Trong bầu khí quyển của Trái Đất, một số khí nhất định có khả năng giữ lại nhiệt, tương tự như cách một nhà kính giữ lại nhiệt mặt trời. Hiện tượng tự nhiên này được gọi là hiệu ứng nhà kính, và nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ phù hợp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ thấp hơn nhiều, có thể xuống đến khoảng -18 độ C, khiến cho nước đóng băng và sự sống như chúng ta biết sẽ khó tồn tại.
Quảng Ninh: Sẵn sàng ứng phó cơn bão số 3

Quảng Ninh: Sẵn sàng ứng phó cơn bão số 3

LLVT Quân khu 3 và tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhanh chóng, đồng bộ các phương án để ứng phó với cơn bão số 3, thể hiện tinh thần chủ động, sẵn sàng “4 tại chỗ”, quyết tâm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Thành phố Hải Phòng đang chủ động và quyết liệt triển khai công tác phòng chống bão số 3 (WIPHA), nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp địa phương, sở ban ngành, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Giao thông phát thải thấp: Hướng tới một tương lai giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Giao thông phát thải thấp: Hướng tới một tương lai giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Giao thông là huyết mạch của mọi nền kinh tế và xã hội hiện đại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của đô thị hóa và di chuyển, ngành giao thông cũng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính (GHG) lớn nhất, gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính