Thứ hai 21/07/2025 06:42Thứ hai 21/07/2025 06:42 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Kon Tum: Phát triển chăn nuôi trâu, bò vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với lợi thế tự nhiên về đất đai, khí hậu phù hợp cho chăn nuôi đại gia súc, tỉnh Kon Tum đang triển khai Kế hoạch phát triển đàn trâu, bò tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hướng đến nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân và bảo tồn nguồn gen bản địa quý hiếm.
Kon Tum: Phát triển chăn nuôi trâu, bò vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hình ảnh đàn bò được nuôi thả tự do ngoài tự nhiên

Kon Tum sở hữu diện tích đất nông nghiệp lớn, thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là trâu và bò. Hiện nay, tổng đàn trâu và bò của tỉnh lần lượt đạt khoảng 27.000 và 110.000 con, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng Đông Trường Sơn như Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông. Tuy nhiên, việc chăn nuôi ở các vùng này vẫn mang tính tự nhiên, manh mún, người dân chủ yếu thả rông gia súc trong rừng mà không có chuồng trại hay sự kiểm soát. Tập quán này dẫn đến nhiều hệ lụy: cận huyết làm giảm chất lượng giống, bê nghé sinh ra còi cọc, tỷ lệ sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao.

Trước thực trạng đó, tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch phát triển đàn trâu, bò tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mục tiêu thay đổi căn bản cách thức chăn nuôi, chuyển từ chăn thả tự do sang mô hình quản lý chặt chẽ, có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đảm bảo an toàn sinh học, môi trường.

Theo đó, Kế hoạch đặt ra mục tiêu không chỉ phát triển số lượng đàn gia súc mà còn hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Người dân sẽ được hướng dẫn tận dụng đồng cỏ tự nhiên, trồng cỏ dưới tán rừng, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng thức ăn gia súc. Trâu, bò từ chỗ chỉ là tài sản tích trữ truyền thống sẽ trở thành nguồn thu nhập chính hoặc phụ quan trọng cho mỗi hộ, giúp ổn định kinh tế gia đình và nâng cao đời sống.

Đồng thời, việc phát triển chăn nuôi cũng gắn với bảo tồn và phát triển các giống trâu, bò bản địa có giá trị gen quý, bảo vệ đa dạng sinh học và giữ gìn nét văn hóa chăn nuôi của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Để đảm bảo hiệu quả thực thi, kế hoạch đề ra hàng loạt giải pháp thiết thực, chia thành nhiều nhóm:

Tuyên truyền, vận động thay đổi tư duy: Chính quyền sẽ phối hợp với các đoàn thể, địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng về lợi ích của chăn nuôi có kiểm soát, hướng dẫn kỹ thuật xây chuồng trại, trồng cỏ, chế biến thức ăn và phòng chống dịch bệnh.

Quy hoạch và phân vùng chăn nuôi: Các vùng có điều kiện thuận lợi sẽ được quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn sinh học, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng sẽ xác định các bãi chăn thả cụ thể, bố trí diện tích trồng cỏ hợp lý để cung cấp đủ thức ăn cho đàn vật nuôi quanh năm.

Cải tạo giống và kỹ thuật chăn nuôi: Đối với trâu, tỉnh khuyến khích phát triển theo hướng chuyên thịt, luân chuyển đực giống nhằm tránh cận huyết. Với bò, tùy từng khu vực, sẽ áp dụng thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp bằng bò đực lai phù hợp với tầm vóc của bò cái địa phương.

Chuồng trại và môi trường: Gia súc phải được nuôi nhốt trong chuồng phù hợp quy mô, đảm bảo vệ sinh thú y. Chất thải phải được xử lý đúng quy trình nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tận dụng làm phân bón. Tập quán thả rông hoàn toàn trong rừng sẽ được thay thế bằng chăn nuôi bán thâm canh có kiểm soát.

Chăm sóc sức khỏe vật nuôi: Công tác tiêm phòng, giám sát dịch bệnh sẽ được đẩy mạnh. Các hộ chăn nuôi sẽ được tập huấn về kỹ thuật phòng bệnh, tăng cường vệ sinh chuồng trại và có hướng dẫn xử lý khi xảy ra dịch.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Tỉnh sẽ tổ chức các lớp khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin về giống, thị trường và giá cả. Các mô hình trình diễn chăn nuôi hiệu quả sẽ được triển khai, làm mẫu để nhân rộng tại địa phương.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ: Kế hoạch thúc đẩy hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị, từ cung ứng đầu vào đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cũng sẽ kết nối doanh nghiệp tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ thịt và giống trâu, bò.

Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch sẽ đến từ nhiều kênh: ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và giảm nghèo, nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Các địa phương có trách nhiệm lồng ghép hiệu quả các nguồn lực này để hỗ trợ người dân triển khai chăn nuôi bền vững. Với tầm nhìn dài hạn, kế hoạch phát triển đàn trâu, bò tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là bước đi chiến lược để nâng cao chất lượng sống, bảo tồn văn hóa và phát triển bền vững nông thôn./.

Bài liên quan

Đình chỉ mã số vùng trồng Sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum

Đình chỉ mã số vùng trồng Sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum

Chi cục Nông nghiệp tỉnh Kon Tum vừa ra thông báo đình chỉ sử dụng mã số vùng trồng số 01/GXN-CCNN cấp ngày 30/5/2025, cho Công ty Cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum tại thôn Đắk Kinh 1, xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông.
Kon Tum: Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Kon Tum: Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Trước thực trạng chất lượng nước sạch chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và ảnh hưởng đến đời sống người dân, UBND tỉnh Kon Tum đã có chỉ đạo về việc, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Mở phiên chợ Sâm và đặc sản địa phương, thêm cơ hội cho người trồng dược liệu

Kon Tum: Mở phiên chợ Sâm và đặc sản địa phương, thêm cơ hội cho người trồng dược liệu

Sáng 8/6, tại Làng Du lịch cộng đồng Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), UBND xã Tê Xăng tổ chức Lễ khai mạc Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, dược liệu và các sản phẩm đặc hữu xã Tê Xăng.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BVHTTDL, chính thức đưa di sản “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị đặc biệt của tri thức truyền thống gắn liền với loại dược liệu quý hiếm bậc nhất Việt Nam.
Kon Tum: Tăng cường hợp tác và phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Kon Tum: Tăng cường hợp tác và phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Trong tiến trình hội nhập và phát triển, thương mại biên giới đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy kinh tế khu vực, đặc biệt là tại các tỉnh có vị trí chiến lược như Kon Tum. Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Kon Tum đã cho thấy nhiều nỗ lực, thành tựu cũng như thách thức mà địa phương đang đối mặt trong việc hiện thực hóa tiềm năng của vùng biên giới.
Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

UBND tỉnh Kon Tum sẽ tổ chức Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh- Thành tựu và ứng dụng", vào chiều ngày 15/5/2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính