Thứ hai 28/07/2025 09:05Thứ hai 28/07/2025 09:05 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nuôi Dúi - bước đột phá trong chăn nuôi gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Huyện Bảo Lâm là huyện xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Cao Bằng, một mô hình chăn nuôi mới đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, tác động tích cực đến việc bảo tồn đa dạng sinh học, đó là mô hình nuôi dúi. Được khởi xướng từ năm 2021 của vợ chồng anh Bàn Văn Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc, mô hình không chỉ là bước đi đột phá trong chăn nuôi, mà còn mở ra những cơ hội mới cho nền nông nghiệp đặc sản tại địa phương. Mô hình đã đoạt giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng lần thứ 8, năm 2022 – 2023, đã được nhân rộng tới nhiều địa phương. Tại cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2023 – 2024, dự án “Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để phát triển mô hình nuôi dúi” của vợ chồng anh Dương đã đoạt giải Dự án tiềm năng.
Nuôi Dúi - bước đột phá trong chăn nuôi gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế bền vững

Mô hình nuôi dúi của vợ chồng anh Ban Văn Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc, huyện Bảo Lâm.

Mô hình nuôi Dúi - sáng tạo, đột phá

Điểm nổi bật của dự án “Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để phát triển mô hình nuôi dúi” chính là tính sáng tạo trong việc phát triển mô hình nuôi dúi với quy mô lớn và áp dụng công nghệ hiện đại. Mặc dù việc nuôi dúi không phải là điều mới mẻ, nhưng cách thức nuôi và quản lý đàn dúi tại huyệnBảo Lâm lại có những điểm khác biệt so với phương pháp truyền thống.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của mô hình là chuồng trại được thiết kế tối ưu. Không chỉ đơn giản là những dãy chuồng nuôi thông thường, các chuồng được thiết kế phù hợp với môi trường sống tự nhiên của loài dúi, giúp chúng dễ dàng thích nghi và phát triển. Các thiết bị hỗ trợ chăn nuôi như máy móc đo lường sức khỏe, hệ thống theo dõi môi trường sống và các công cụ tự động hóa đã giúp giảm thiểu chi phí, công sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc.

Điều đặc biệt trong mô hình này là sự sáng tạo trong việc ghép phối giống. Thay vì nuôi dưỡng ngẫu nhiên, vợ chồng anh Dương, chị Ngọc đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong cho dúi ghép phối giống, giúp nâng cao tỷ lệ thụ thai, cải thiện chất lượng và số lượng con giống, đã tối ưu hóa sản lượng trong thời gian ngắn.

Sản phẩm thịt dúi không chỉ chất lượng, có giá trị kinh tế cao, được biết đến như một món ăn đặc sản,quý hiếm, có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Món ăn này trở thành lựa chọn ưa chuộng của những thực khách sành ăn và thường xuyên xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn cao cấp.

Thịt dúi có giá bán cao gấp nhiều lần so với các loại thực phẩm khác, đây là một thị trường đầy tiềm năng cho những người nuôi. Có nhiều loại dúi, vợ chồng anh Dương, chị Ngọc lựa chọn nuôi loại dúi mốc và dúi má đào. Đối với dúi mốc giá thị trường dao động từ 420.000 – 450.000 đồng/kg, trọng lượng tối đa 1,8 kg/con, còn dúi má đào giá dao động từ 700.000 – 800.000 đồng/kg trọng lượng tối đa từ 3 – 5 kg/con. Hiện tại, gia đình anh Dương đang nuôi khoảng 200 con dúi bố mẹ, bình quân cho thu lãi 150 triệu đồng -180 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi dúi của anh Dương không yêu cầu diện tích đất quá lớn, lại tận dụng nguồn thức ăn từ thiên nhiên, chủ yếu là tre, vầu, nứa là những loại cây sẵn có, dễ kiếm, không tốn nhiều chi phí. Nuôi dúi cho giá trị kinh tế cao, chi phí nuôi tương đối thấp, giúp gia tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Một ưu điểm nữa, mô hình nuôi dúi ít gặp phải vấn đề dịch bệnh, điều này tạo ra sự ổn định trong việc sản xuất và tiêu thụ. Thức ăn của dúi được cung cấp một lần duy nhất vào mỗi buổi chiều, quá trình chăm sóc không đòi hỏi quá nhiều công sức, giúp người nuôi tiết kiệm thời gian và kinh phí.

Nuôi Dúi - bước đột phá trong chăn nuôi gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế bền vững

Dự án “Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để phát triển mô hình nuôi dúi” của vợ chồng anh Bàn Văn Dương, chị Nguyễn Thj Ngọc đoạt giải Dự án tiềm năng tại Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2023 – 2024”.

Dự án gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học

Một trong những điểm nhấn quan trọng của dự án “Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để phát triển mô hình nuôi dúi” là mối liên hệ giữa kinh tế và bảo tồn sinh học. Thực tế, việc nuôi dúi đã mang lại lợi ích kinh tế cho người nuôi và có tác dụng bảo vệ loài dúi khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Bằng việc duy trì các khu vực nuôi dúi trong môi trường tự nhiên, dự án góp phần bảo vệ hệ sinh thái rừng và động vật hoang dã tại địa phương.

Dự án nuôi dúi mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển bền vững trong nông nghiệp, giúp nông dânphát triển kinh tế, đóng góp vào công cuộc bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần làm giàu hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Dự án nuôi dúi tại huyện Bảo Lâm là minh chứng cho sự sáng tạo trong việc kết hợp giữa bảo tồn và phát triển kinh tế. Với sản phẩm đặc sản có giá trị cao, mô hình nuôi dúi đã mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống của người dân địa phương, tạo ra bước đột phá trong ngành nông nghiệp nông thôn. Đây là một mô hình kinh tế bền vững, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi đặc sản, mở ra bước đột phá cho nền nông nghiệp của đụa phương.

Bài liên quan

Quảng Ninh: Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân Golf Uông Bí

Quảng Ninh: Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân Golf Uông Bí

Sáng 16/6, tại TP Uông Bí đã diễn ra Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng sân Golf Uông Bí với tổng vốn đầu tư gần 1.140 tỷ đồng.
Toàn cảnh tuyến đường 300 tỉ ở Yên Bái sắp đưa vào khai thác

Toàn cảnh tuyến đường 300 tỉ ở Yên Bái sắp đưa vào khai thác

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường nối Nguyễn Tất Thành với đường Âu Cơ (TP. Yên Bái) có tổng mức đầu tư gần 300 tỉ đồng, dự kiến đưa vào khai thác trong cuối tháng 5/2025.
Khởi động Dự án "Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện" vào năm 2027

Khởi động Dự án "Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện" vào năm 2027

Ngày 17/5, Đoàn công tác thiết kế Dự án “Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện” (NBSP) làm việc với lãnh đạo các sở, ngành và địa phương tỉnh Cao Bằng nhằm báo cáo kết quả khảo sát thực địa, thảo luận các nội dung liên quan đến quá trình chuẩn bị triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Dự buổi làm việc, về phía Dự án có ông Karan Sehgal, Trưởng nhóm chuyên gia triển khai dự án cùng các thành viên.
Cận cảnh sân vận động trăm tỉ ở Lào Cai bị bỏ hoang

Cận cảnh sân vận động trăm tỉ ở Lào Cai bị bỏ hoang

Sân vận động tỉnh Lào Cai được đầu tư với số vốn trên hai trăm tỉ đồng, nhằm phục vụ các sự kiện văn hóa, thể thao tầm cỡ quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, sân vận động này hầu như bị bỏ hoang, nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng nặng.
Cao Bằng: Giai đoạn 2021 - 2025, triển khai 1.605 dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất

Cao Bằng: Giai đoạn 2021 - 2025, triển khai 1.605 dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Cao Bằng phê duyệt triển khai 1.605 dự án/kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tổng kinh phí thực hiện trên 1.402 tỷ đồng; với 69.225 hộ dân tham gia, trong đó, 40.370 lượt hộ nghèo, 21.043 lượt hộ cận nghèo, 1.797 lượt hộ mới thoát nghèo và 6.015 lượt hộ khác.
Bình Định: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành hai công trình trọng điểm

Bình Định: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành hai công trình trọng điểm

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành hai công trình trọng điểm gồm: Tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp (KCN) Becamex Vsip Bình Định kết nối với Cảng Quy Nhơn và Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh, thành phố Quy Nhơn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Xã Krông Pắc quyết tâm phát triển nhanh, toàn diện và bền vững

Xã Krông Pắc quyết tâm phát triển nhanh, toàn diện và bền vững

Ngày 25/7, Đảng bộ xã Krông Pắc long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của địa phương sau quá trình sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị hành chính.
Thái Nguyên: Nâng cao giá trị sản xuất chè "sạch"

Thái Nguyên: Nâng cao giá trị sản xuất chè "sạch"

Để nâng cao giá trị thu được từ cây chè, việc mở rộng diện tích áp dụng các quy trình sản xuất “sạch” để tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường là một trong những mục tiêu mà tỉnh hướng đến.
Thị trường nông sản 26/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản 26/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá gạo tăng, tiểu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng từ 1.300 - 1.500 đồng/kg so với hôm qua.
Biến lợi thế tự nhiên thành đòn bẩy xây dựng nông thôn mới bền vững

Biến lợi thế tự nhiên thành đòn bẩy xây dựng nông thôn mới bền vững

Từ một xã vùng cao nghèo với hơn 98% dân tộc thiểu số, Liêm Phú (nay thuộc xã Khánh Yên, tỉnh Lào Cai) đã vươn lên mạnh mẽ nhờ mô hình HTX gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển kinh tế xanh, khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa, thúc đẩy chuyển đổi sinh kế và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Thị trường nông sản 25/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản 25/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá gạo tăng, lúa tươi bình ổn, tiêu giữ giá, đáng chú ý cà phê tiếp tục tăng nhẹ từ 400 đến 500 đồng/kg so với hôm qua.
Trồng hoa thiên lý, hướng thoát nghèo bền vững cho người nông dân

Trồng hoa thiên lý, hướng thoát nghèo bền vững cho người nông dân

Những năm trở lại đây, nhiều hộ dân tại xã Công Chính (Thanh Hóa) đã vươn lên làm giàu từ việc trồng hoa thiên lý. Toàn xã hiện có 40ha hoa thiên lý đang cho thu hoạch và diện tích trồng đang ngày càng được mở rộng, tạo thu nhập ổn định cho đời sống bà con nhân dân.
Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng là một trong những địa phương có nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú. Nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho khu vực này, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống phân phối và liên kết sản xuất – tiêu thụ, mang lại hiệu quả rõ nét.
Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Thời gian qua, nhiều HTX ở Lào Cai đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào công tác quản lý, vận hành, sản xuất và quảng bá tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao... Từ đó, đóng góp hiệu quả vào việc giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ giá, đáng chú ý cà phê tăng giá kỷ lục từ 3.200 đến 3.700 đồng/kg so với hôm qua.
Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo thống kê từ Thuế tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 30-6-2025, toàn tỉnh có trên 68 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, trên 8 ngàn doanh nghiệp thuộc Thuế tỉnh Đồng Nai quản lý, trên 60 ngàn doanh nghiệp do 10 đơn vị thuế cơ sở quản lý.
Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Ông Nguyễn Văn Quynh, bản Liên Hà 5, xã Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là người tiên phong đưa ốc nhồi về địa phương nuôi, loài vật “siêu mắn đẻ” này phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập ổn định, mang về cho gia đình ông hàng trăm triệu mỗi năm.
Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Giống lợn bản địa Móng Cái là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, đã từng bước trở thành điểm nhấn trong thương hiệu nông nghiệp của TP Móng Cái. Để phát triển và có thương hiệu là nhờ vào cuộc của tỉnh Quảng Ninh, chính quyền địa phương, các nhà khoa học và những người nông dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính