Thứ bảy 05/07/2025 04:04Thứ bảy 05/07/2025 04:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND cấp xã

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc của UBND cấp xã.
Chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND cấp xã
Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ...

Cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường ở cấp xã (bao gồm Phòng Kinh tế đối với xã, đặc khu hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị đối với phường và đặc khu Phú Quốc) có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với đơn vị hành chính có biển, đảo); nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; giảm nghèo; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế tập thể, nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn và một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định. 2. Cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường cấp xã chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc của UBND cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình UBND cấp xã dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã (nếu có), dự thảo quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các nội dung nhiệm vụ, chương trình, biện pháp về Nông nghiệp và Môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định và các văn bản khác theo phân công của UBND cấp xã.

2. Trình Chủ tịch UBND cấp xã dự thảo các văn bản về lĩnh vực, chuyên ngành Nông nghiệp và Môi trường thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao. 4. Về trồng trọt và bảo vệ thực vật

a) Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt, bảo vệ thực vật theo thẩm quyền; thực hiện nội dung, biện pháp quản lý trong hoạt động trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn theo quy định của pháp luật; công bố dịch và công bố hết dịch hại thực vật trên địa bàn theo thẩm quyền;

b) Tham mưu, trình Chủ tịch UBND cấp xã huy động nguồn lực tại địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn; thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất trên địa bàn;

c) Tổng hợp báo cáo về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.

5. Về chăn nuôi và thú y

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

a) Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức quản lý, phát triển chăn nuôi tại địa phương; tổ chức thực hiện việc kê khai hoạt động chăn nuôi, thống kê cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; thống kê, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi sau dịch bệnh động vật trên cạn;

b) Tham mưu, giúp UBND cấp xã chỉ đạo, tổ chức giám sát, dự báo, cảnh báo, công bố dịch, hết dịch động vật trên cạn xảy ra trên địa bàn cấp xã; quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y; hỗ trợ bố trí quỹ đất để xây dựng cơ sở chăn nuôi cho những đối tượng di dời theo quy định;

c) Tham mưu, trình Chủ tịch UBND cấp xã để trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương;

d) Tham mưu, trình Chủ tịch UBND cấp xã giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất theo thẩm quyền để phát triển chăn nuôi và trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; công bố dịch, công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra trong phạm vi cấp xã theo quy định; thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh động vật gây ra và khôi phục chăn, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; hỗ trợ chi phí vật tư, kinh phí đào tạo, tập huấn chuyển đổi nghề, đào tạo kỹ thuật và chi phí thiết bị cho người làm dịch vụ theo quy định;

đ) Tham mưu bố trí kinh phí và tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; thống kê, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi sau dịch bệnh động vật trên cạn.

6. Về lâm nghiệp

a) Tham mưu, trình UBND cấp xã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương; phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng; thực hiện các quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã và chủ rừng trong quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng ở địa phương;

b) Tham mưu, trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng, thuê đất để trồng rừng sản xuất; phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

c) Giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ rừng; điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng; quản lý rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học trong các loại rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phát triển rừng và sử dụng rừng; các chương trình, dự án về lâm nghiệp theo quyết định của UBND cấp xã; xác nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, thuê rừng theo quy định của pháp luật.

7. Về thủy sản

a) Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản theo phân cấp hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh; thực hiện nội dung, biện pháp quản lý trong hoạt động thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Tham mưu trình Chủ tịch UBND cấp xã giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thuỷ sản; thẩm định đối tượng hưởng chính sách phát triển thuỷ sản; công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn quản lý; công bố mở, đóng cảng cá loại III;

c) Giúp Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh trong tổ chức xử lý loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm bị chết không được lưu giữ, bảo quản, chế tác mẫu vật phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục phù hợp với tập quán và quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường và kiểm dịch động vật, thực vật theo quy định.

8. Về thủy lợi

a) Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thủy lợi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở trong trường hợp chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở; huy động nguồn lực tại địa phương để tổ chức xử lý khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xây dựng kế hoạch và thực hiện dỡ bỏ hoặc di dời công trình theo quy định;

b) Tham mưu, giúp UBND cấp xã chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn; tiếp nhận kê khai đăng ký an toàn đối với đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ trên địa bàn; cho ý kiến đối với dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh theo quy định; tổ chức lấy ý kiến tổ chức, cá nhân liên quan và chuyên gia đối với dự thảo quy trình vận hành trên địa bàn xã; tham gia Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước cấp tỉnh theo quy định;

c) Tham mưu, trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa do UBND cấp tỉnh phân cấp; phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi trên địa bàn; phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ trên địa bàn theo quy định; phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước trên địa bàn, phương án cắm mốc chỉ giới và phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo phân cấp.

9. Về đê điều và phòng, chống thiên tai

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

a) Tham mưu, giúp UBND cấp xã xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn; thực hiện phương án phát triển hệ thống đê điều, phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trên địa bàn trong quy hoạch tỉnh, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê; tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương; tổ chức xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều trên địa bàn; huy động lực lượng để tuần tra canh gác, bảo vệ đê điều; phê duyệt, công bố, quản lý kết quả điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai, theo thẩm quyền;

b) Tham mưu, giúp UBND cấp xã xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn; tổ chức việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm và tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt; kiểm tra, đôn đốc việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang thiết bị theo phương châm bốn tại chỗ để chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra; tổ chức quản lý, phân phối tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng để ổn định đời sống, phục hồi sản xuất và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật; quyết định sử dụng đất có thời hạn trong trường hợp khẩn cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất theo quy định; chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất; xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý; tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Tham mưu, trình Chủ tịch UBND cấp xã huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều; giao đất, bố trí chỗ ở cho các hộ dân cần di dời; quyết định huy động kinh phí, lực lượng, trang thiết bị, vật tư, các tổ chức, cá nhân liên quan và các nguồn lực khác vụ hoạt động ứng phó thiên tai theo quy định;

d) Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều, phòng, chống thiên tai trên địa bàn cấp xã; quản lý thực hiện quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn đối với khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn, bảo đảm phát triển bền vững.

10. Về đất đai

a) Tham mưu, giúp UBND cấp xã cho ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; tổ chức lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã, kế hoạch sử dụng 05 năm cấp xã; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; quản lý đất đã thu hồi tại nông thôn; chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp xã, kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp xã và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã;

b) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thu hồi đất, quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quyết định giá đất cụ thể, quyết định giá bán nhà ở tái định cư, quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân, quyết định giao đất đối với cộng đồng dân cư theo quy định thuộc thẩm quyền; quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất theo quy định và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã;

c) Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; kiểm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu và tham mưu để UBND cấp xã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã;

d) Chủ trì việc tổ chức xác định giá đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật;

đ) Chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo quy định.

11. Về tài nguyên nước

a) Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định; bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn; bảo vệ, phòng chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ, hành lang bảo vệ nguồn nước; thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát, bảo vệ chất lượng nước, nguồn nước sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất, công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển, sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch thuộc diện phải kê khai, đăng ký trên địa bàn; phổ biến, tuyên truyền về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn;

b) Tham mưu, giúp UBND cấp xã định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND cấp tỉnh việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho sinh hoạt theo quy định; cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;

c) Tham mưu, giúp UBND cấp xã phối hợp với Sở: có ý kiến đối với việc lập, điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn theo quy định; xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định; lập, công bố Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh và cho ý kiến đối với Danh mục theo quy định; phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn; quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; việc xác định phân vùng chức năng đối với các nguồn nước mặt nội tỉnh; xác định và tổ chức công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; lập Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất; bổ sung nhân tạo nước dưới đất;

d) Tham mưu, giúp UBND cấp xã phối hợp với với tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện: xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa theo quy định; thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên thực địa; tiếp nhận, quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo phân công; giám sát các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định;

đ) Tham mưu, giúp UBND cấp xã cho ý kiến đối với phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập hồ chứa thủy điện; hồ sơ phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định;

e) Tham mưu, giúp UBND cấp xã đề xuất, cho ý kiến đối với việc điều chỉnh đưa hồ, ao, đầm, phá ra khỏi Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp theo quy định;

g) Tham mưu, trình Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất; tiếp nhận kê khai đăng ký nước dưới đất; tổ chức xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa theo thẩm quyền;

h) Tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định.

12. Về địa chất và khoáng sản

a) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã trong việc cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản theo quy định; tổ chức xác định, trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt, điều chỉnh, phê duyệt lại, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với trường hợp đăng ký thu hồi khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Chủ tịch UBND cấp xã;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;

c) Tổ chức vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép; phát hiện và tố giác hành vi khai thác khoáng sản trái phép;

d) Tham gia ý kiến đối với Phương án quản lý về địa chất, khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản, dự án đầu tư khai thác khoáng sản, báo cáo đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường của các dự án khai thác khoáng sản, đề án đóng cửa mỏ trên địa bàn; tham gia Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí hoàn trả đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do nhà nước đã đầu tư thực hiện trên địa bàn; phối hợp với Sở bàn giao tại thực địa mốc giới, diện tích khu vực hoạt động khoáng sản theo giấy phép và quyết định thuê đất cho các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn; kiểm tra nghiệm thu việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;

đ) Xây dựng kế hoạch và chủ động bố trí nguồn lực triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ khoáng sản thuộc thẩm quyền của địa phương; tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép khi phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra trên địa bàn.

13. Về môi trường

a) Tham mưu, giúp UBND cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và UBND cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quy định;

b) Trình UBND cấp xã danh mục các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn và báo cáo UBND cấp tỉnh; tổng hợp nhu cầu ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề; kế hoạch phục hồi môi trường, kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn và công bố sự cố môi trường theo quy định;

c) Tham mưu, giúp UBND cấp xã chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do Nhà nước đầu tư hoặc đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định;

d) Tham mưu, giúp UBND cấp xã quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải quy mô cấp xã; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; tổ chức theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường theo quy định;

đ) Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp xã;

e) Tham mưu, giúp UBND cấp xã trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; đề nghị UBND cấp tỉnh tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái theo quy định;

g) Tham mưu, giúp UBND cấp xã trong việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình giải quyết, xử lý thủ tục đầu tư các dự án mới hoặc dự án đang hoạt động nâng công suất có phát sinh nước thải trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, chủ cơ sở trong cụm công nghiệp thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường theo quy định;

h) Tham mưu, giúp UBND cấp xã công khai và thông tin kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp xã theo quy định;

i) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã tiếp nhận đăng ký môi trường đối với các dự án, cơ sở theo quy định; chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi trường, sự cố chất thải; chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường, sự cố chất thải cấp xã theo quy định; thành lập đoàn kiểm tra đột xuất không báo trước, tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố chất thải cấp xã ngay sau khi sự cố xảy ra theo quy định;

k) Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác theo quy định.

14. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

a) Tham mưu, giúp UBND cấp xã cử thành viên tham gia Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh, Hội đồng thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên cấp tỉnh;

b) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã quyết định phương án tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân, hạn chế tổn hại đến loài động vật hoang dã theo quy định;

c) Triển khai các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

15. Về khí tượng thủy văn

a) Theo dõi việc chấp hành pháp luật về khí tượng thủy văn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

b) Theo dõi, đánh giá, khai thác, sử dụng tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn;

c) Tiếp nhận thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai từ UBND cấp tỉnh và Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh;

d) Tham gia bảo vệ công trình khí tượng thủy văn trên địa bàn.

16. Tham gia xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh; tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn; tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án về biến đổi khí hậu theo phân công của UBND cấp tỉnh và Sở.

17. Về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý

a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn;

b) Thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo đạc và bản đồ theo thẩm quyền;

c) Tham gia quản lý mốc đo đạc theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đo đạc và bản đồ theo phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

18. Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo (đối với các đơn vị hành chính cấp xã có biển, đảo)

a) Thẩm định hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định việc giao, công nhận, cho phép trả lại khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; thu hồi khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; quản lý việc sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo chưa khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật;

c) Bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển thuộc địa bàn; phối hợp với cơ quan, tổ chức bảo vệ hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

d) Tham gia ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, sạt, lở bờ biển.

19. Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm, chất lượng, chế biến, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế tập thể, nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn. Quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai và phát triển nông thôn trên địa bàn xã theo quy định.

20. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn cấp xã; chủ trì tổ chức triển khai, theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư thực hiện nội dung của các chương trình theo quy định; phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn.

21. Giúp UBND cấp xã thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận và các loại giấy tờ có giá trị tương đương thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND cấp xã.

22. Giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.

23. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về Nông nghiệp và Môi trường đối với các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp xã.

24. Thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, triển khai Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, nông thôn số, nông dân số về nông nghiệp và môi trường; tham gia xây dựng, quản lý, cập nhật và sử dụng thường xuyên cơ sở dữ liệu; công tác thống kê, cung cấp, lưu trữ dữ liệu, thông tin về Nông nghiệp và Môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND cấp xã.

25. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường theo quy định của UBND cấp xã và Sở.

26. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, ngạch công chức và xếp ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của UBND cấp xã.

27. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật. 28. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền, phân định thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

29. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND, Chủ tịch UBND cấp xã giao và theo quy định của pháp luật.

Thông tư số 19/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Đồng thời, bãi bỏ các Thông tư:

Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND cấp huyện;

Thông tư số 30/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Bài liên quan

Ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ

Ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ

Trong bài đăng mới nhất trên mạng xã hội Truth Social ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Việt Nam sẽ chịu mức thuế 20% cho mọi hàng hóa đưa vào nước Mỹ.
Sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực

Sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 6 tháng đầu năm 2025, sản xuất nông lâm thủy sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 34 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Bước chuyển quan trọng trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản

Bước chuyển quan trọng trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản

Từ ngày 1/7, Luật Địa chất và Khoáng sản chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc điều tra, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản. Việc triển khai Luật có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang bắt đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...
Thuế đất nông nghiệp được miễn thêm 5 năm, kéo dài tới hết 2030

Thuế đất nông nghiệp được miễn thêm 5 năm, kéo dài tới hết 2030

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm, áp dụng đến hết 2030, nhằm hỗ trợ sản xuất và hiện đại hóa nông nghiệp.
Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Đây là quy định trong Quyết định 2298/QĐ-BNNMT ngày 23/6/2025 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Quảng Trị: phát hiện 2.900 mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Trị: phát hiện 2.900 mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lực lượng công an tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện và thu giữ 2.900 mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại 4 kho hàng của một hộ kinh doanh đóng trên địa bàn…
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty TNHH Phát Anh Minh

Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty TNHH Phát Anh Minh

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản số: 1855/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông thông tin nhà sản xuất trên nhãn không đúng như hồ sơ công bố của Công ty TNHH Phát Anh Minh.
Rà soát, xử lý vi phạm thuốc trừ bệnh Pylacol 700WP của Công ty TNHH Hóa chất Sumitomo Việt Nam

Rà soát, xử lý vi phạm thuốc trừ bệnh Pylacol 700WP của Công ty TNHH Hóa chất Sumitomo Việt Nam

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai tiếp tục rà soát, xử lý vi phạm đối với sản phẩm thuốc trừ bệnh Pylacol 700WP của Công ty TNHH Hóa chất Sumitomo Việt Nam.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 3359/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Đồng Nai: Xử phạt Công ty Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài vi phạm về đất đai và môi trường

Đồng Nai: Xử phạt Công ty Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài vi phạm về đất đai và môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (Địa chỉ: Số 537, đường Đinh Quang Ân, KP Tân Cang, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) với tổng số tiền phạt lên đến 1.550.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hơn 154 tỷ đồng.
Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phân bón; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam​​​​​​​ không có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam​​​​​​​ không có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Liên quan đến vụ bị tố bán thịt heo bệnh, sáng 2/7, Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam phát đi thông cáo về nội dung kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Công an tỉnh Sóc Trăng.
Khu thương mại tự do tại Hải Phòng - đột phá mới cho phát triển kinh tế biển và Logistics

Khu thương mại tự do tại Hải Phòng - đột phá mới cho phát triển kinh tế biển và Logistics

Với vị thế là thành phố cảng biển hàng đầu miền Bắc, cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Việt Nam, Hải Phòng đang đứng trước cơ hội vàng để bứt phá mạnh mẽ hơn nữa với định hướng xây dựng Khu thương mại tự do (FTZ). Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ban hành ngày 12/04/2025, đã chính thức đặt Hải Phòng vào tầm nhìn chiến lược phát triển mô hình kinh tế đặc biệt này. Việc hình thành một khu thương mại tự do tại Hải Phòng được kỳ vọng sẽ tạo ra một động lực đột phá, nâng tầm vị thế thành phố trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế.
Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...
Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Đinh Văn Vương đã tự thiết kế logo nhãn hiệu Chè Thái Nguyên để dán vào các gói chè, doanh thu từ tháng 11/2024 đến nay là gần 46 tỉ đồng.
Lâm Đồng: Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Lâm Đồng: Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản chỉ đạo phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu gửi các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính