Chủ nhật 20/07/2025 20:34Chủ nhật 20/07/2025 20:34 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”, đây là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy gửi tới Lễ hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới.
(Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Môi trường)

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy gửi thông điệp tới từng người dân, từng doanh nghiệp, từng cấp chính quyền, rằng: đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau bước vào một hành trình mới, hành trình cải tạo lại môi trường sống khỏi vấn đề ô nhiễm nhựa.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra rằng, mỗi năm, thế giới thải ra hàng trăm triệu tấn nhựa. Rất nhiều trong số đó không bao giờ biến mất, mà chỉ len lỏi vào đất, nước, không khí và cả cơ thể chúng ta. Việt Nam, với đường bờ biển dài, sản xuất tiêu dùng tăng trưởng nhanh cũng đang chịu sức ép không nhỏ từ loại chất thải này.

Vậy đâu là những giải pháp để tìm ra những hướng đi mới chống ô nhiễm nhựa?

Từ năm 2020, với Luật Bảo vệ môi trường, Việt Nam đã chọn cho mình một cách đi mới. Không còn chỉ là thu gom, xử lý bằng những giải pháp lạc hậu, cách làm mệt mỏi và tốn kém mà là chủ động phòng ngừa, tái sử dụng, tái chế và thiết kế sinh thái ngay từ đầu.

Một trong những điểm nhấn của bước ngoặt này chính là cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Doanh nghiệp giờ đây không chỉ làm ra sản phẩm mà họ còn phải có trách nhiệm đến cùng với những gì mình tạo ra.

Rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, sự chuyển hướng này không đơn giản, nhưng nó đáng giá. Bởi chỉ khi sản phẩm được thiết kế để không trở thành rác, khi vòng đời của vật liệu được kéo dài bằng tái chế, và khi hành vi tiêu dùng được điều chỉnh bằng chính sách, chúng ta mới có thể thực sự xoay chuyển cục diện.

Và điều đáng mừng là, những thay đổi ấy đang bắt đầu hiện hữu tại nhiều doanh nghiệp, địa phương và một số cộng đồng. Nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai hiệu quả mô hình phân loại rác tại nguồn, “chợ dân sinh xanh”, và các khu đô thị không rác thải nhựa. Các doanh nghiệp đã bước đầu nghiên cứu, áp dụng vật liệu sinh học và bao bì tái chế, triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn.

Tại Quảng Ninh, chương trình “Vịnh Hạ Long không rác thải nhựa” và “Cô Tô không nhựa” đã ghi dấu ấn với việc thay thế hơn 98% phao xốp một loại rác nguy hiểm trên biển bằng phao nhựa HDPE thân thiện hơn. Những hành động như vậy, dù ở cấp địa phương, lại có sức lan tỏa rất lớn.

Nhưng cũng từ những câu chuyện ấy, ta thấy rõ một điều: không ai có thể đơn độc trong hành trình này. Nhà nước không thể làm thay nếu doanh nghiệp vẫn sản xuất nhựa dùng một lần không kiểm soát. Doanh nghiệp không thể đứng vững nếu người tiêu dùng không lựa chọn xanh. Người dân không thể thay đổi nếu không được tiếp cận thông tin, hỗ trợ từ chính quyền và tự thay đổi các ứng xử với nhựa sử dụng một lần. Mỗi mắt xích phải vận hành, cỗ máy chung mới chuyển động.

Cuộc chiến chống rác thải nhựa không phải những hoạt động, phong trào, chương trình trong một sớm một chiều. Đó là một hành trình dài hơi, hành trình kiến tạo một nền văn hóa tiêu dùng có trách nhiệm, một mô hình sản xuất bền vững, và một hệ sinh thái chính sách biết lắng nghe, điều chỉnh và thích nghi.

Nếu hôm nay, chúng ta còn có thể lựa chọn, thì hãy lựa chọn cách ứng xử mạnh mẽ với nhựa sử dụng một lần. Nếu có thể thay đổi một thói quen như mang theo túi vải khi đi chợ, nói không với ống hút nhựa, thì hãy làm ngay.

Nếu là doanh nghiệp, hãy nghĩ về một dòng sản phẩm mới, nơi “xanh” không chỉ là màu sắc mà là cam kết. Bởi tương lai không tự nhiên mà có, tương lai là thứ được tạo nên từ từng hành động nhỏ hôm nay.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp và môi trường gửi tới thông điệp rằng: Chống ô nhiễm nhựa phải là hành động đồng bộ, là sự chung tay của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng quốc tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ môi trường sống, gìn giữ hành tinh xanh cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.

Chúng ta hãy cùng nhau, bắt đầu từ những điều giản dị nhất, vì một Việt Nam không rác thải nhựa. Vì những dòng sông trong xanh, những bãi biển không còn chai lọ trôi dạt, và vì thế hệ mai sau có thể tự hào nói rằng, ngày hôm nay chúng ta đã gìn giữ cho hành tinh xanh và sạch hơn.

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 255/TB-VPCP ngày 23/5/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự ...

Hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa Hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành đã ký ban hành Công văn số 2141/BNNMT-VP ngày 16/5/2025 về việc tổ chức ...

Bài liên quan

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Tại khu vực thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Băng), ngày 5/6/2025, tỉnh Cao Bằng tổ chức Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường năm 2025. Ngày Môi trường thế giới năm 2025 được Chương trình môi trường Liên Hợp quốc phát động với chủ đề “Chấm dứt ô nhiễm nhựa”.
Tiếp tục xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay đàm phán lại

Tiếp tục xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay đàm phán lại

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, nhờ các nỗ lực ngoại giao, ngày 21/5/2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã cập nhật thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam, nâng tổng số lên 1.396 mã vùng trồng và 188 mã cơ sở đóng gói (sau khi trừ các mã bị thu hồi). Đặc biệt, GACC tiếp tục cho phép xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay yêu cầu đàm phán lại, đồng thời tự động gia hạn Nghị định thư ký ngày 11/7/2022, có hiệu lực theo chu kỳ 3 năm.
Hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa

Hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành đã ký ban hành Công văn số 2141/BNNMT-VP ngày 16/5/2025 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Gia Lai: Đường Phó Đức Chính thường xuyên bị ngập sâu mỗi khi mưa lớn

Gia Lai: Đường Phó Đức Chính thường xuyên bị ngập sâu mỗi khi mưa lớn

Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thôn 3, xã Biển Hồ, tỉnh Gia Lai) khiến việc lưu thông đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.
Xây dựng đô thị phát thải thấp: Thuận lợi và Khó khăn

Xây dựng đô thị phát thải thấp: Thuận lợi và Khó khăn

Thế kỷ XXI chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, kéo theo đó là những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh này, mục tiêu xây dựng đô thị phát thải thấp (Low-Carbon City) nổi lên như một giải pháp cấp thiết và bền vững.
Nghệ An: Xử lý nghiêm hành vi giấu dịch, vứt xác lợn bệnh ra môi trường

Nghệ An: Xử lý nghiêm hành vi giấu dịch, vứt xác lợn bệnh ra môi trường

Trước tình trạng dịch tả lợn Châu Phi có chiều hướng lan rộng, diễn biến phức tạp. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện khẩn về việc tập trung phòng chống bệnh dịch.
Thanh Hóa: Tìm giải pháp xử lý tình trạng vứt xác lợn chết xuống kênh

Thanh Hóa: Tìm giải pháp xử lý tình trạng vứt xác lợn chết xuống kênh

Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng lợn chết bị vứt xuống kênh, mương gây ô nhiễm môi trường.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là dự án đầu tiên trên thế giới

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là dự án đầu tiên trên thế giới

Khẳng định Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là dự án đầu tiên trên thế giới cũng là niềm tự hào của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự chủ động của các tỉnh ĐBSCL trong việc triển khai các mô hình và sự vào cuộc, hưởng ứng tích cực của bà con nông dân và các HTX.
Chuyển đổi xe xăng sang xe điện ở đô thị: Lợi ích lớn, khó khăn thách thức còn nhiều

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện ở đô thị: Lợi ích lớn, khó khăn thách thức còn nhiều

Việc chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện đang là một xu hướng tất yếu trên toàn cầu, đặc biệt tại các đô thị lớn, nơi ô nhiễm không khí và tiếng ồn đang trở thành vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, quá trình này không hề đơn giản mà bao gồm cả những khó khăn đáng kể và những thuận lợi hấp dẫn. Việc hiểu rõ cả hai mặt sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tương lai di chuyển trong đô thị. Mặc dù xe điện mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc thay thế hoàn toàn xe xăng ở đô thị vẫn còn đối mặt với nhiều rào cản.
Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang tái bùng phát trên diện rộng tại các xã ở Nghệ An. Trong khi đó, lợn chết được vứt bừa bãi ở một số nơi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều đã hoàn thành việc trồng rừng sản xuất và rừng thay thế trên địa bàn, theo kế hoạch trồng rừng năm 2025.
Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn vừa tham dự lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-DOOR Việt Nam. Mục tiêu là xây dựng và vận hành Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo tại Gia Lai.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phát động cuộc thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo giúp ngành cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo giúp ngành cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong khuôn khổ chương trình Aus4Innovation do Chính phủ Australia tài trợ, Cụm Đổi mới Sáng tạo ngành cà phê – sáng kiến hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Australia (CSIRO) và Trường Đại học Tây Nguyên – chính thức phát động cuộc thi: “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”.
Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Tọa đàm “Kết nối, hợp tác phát triển du lịch” ngay sau sáp nhập với Kon Tum. Từ đây, chiến lược mới được định hình, hướng tới phát triển du lịch bền vững, liên kết và đậm đà bản sắc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính