Thứ hai 21/07/2025 18:07Thứ hai 21/07/2025 18:07 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn
Ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đang trở thành vấn đề nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Đây là phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn” – một hoạt động nằm trong chương trình giám sát chuyên đề của Quốc hội theo Nghị quyết 131/2024/QH15 diễn ra vào chiều ngày 25/4.

Theo Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), ô nhiễm không khí đang tập trung tại hai khu vực kinh tế trọng điểm: phía Bắc (với tâm điểm là Hà Nội và vùng phụ cận) và phía Nam (trung tâm là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận). Trong đó, bụi mịn PM2.5 – loại hạt cực nhỏ có thể xâm nhập sâu vào phổi và hệ tuần hoàn – đang là tác nhân chính gây hại sức khỏe cộng đồng.

Nguồn phát thải chủ yếu gồm bốn nhóm, hoạt động xây dựng, công nghiệp, đốt mở (đốt rơm rạ, rác thải) và sinh hoạt dân sinh. Dẫn dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), giai đoạn 8/2019 - 7/2020, bụi cuốn lên từ đường, giao thông và xây dựng đóng góp tới 17% nồng độ PM2.5 tại Hà Nội. Trong khi đó, công nghiệp chiếm tới 29% lượng phát thải PM2.5 vào năm 2015, theo báo cáo của WB năm 2022.

Theo Bộ Xây dựng, nghiên cứu “Không khí sạch cho Hà Nội” do WB công bố năm 2022 đã chỉ rõ cấu trúc nguồn phát thải bụi mịn tại ba địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên. Cụ thể, tại Hà Nội, công nghiệp chiếm 29%, đốt rơm rạ 26%, bụi đường 23% và xe cộ 15%. Bắc Ninh chịu tác động lớn từ làng nghề và đốt phụ phẩm nông nghiệp (mỗi loại 29%), trong khi Hưng Yên có tới 32% bụi mịn đến từ đốt phụ phẩm nông nghiệp.

Điều đáng lưu ý là đến nay, Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu kiểm kê chính thức nào của cơ quan quản lý nhà nước về các nguồn gây ô nhiễm không khí, một lỗ hổng cần nhanh chóng được lấp đầy để xây dựng các chính sách kiểm soát hiệu quả.

Phát biểu tại tại Hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, là một hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy: càng hành động sớm, mức độ thiệt hại càng được hạn chế và chi phí thực hiện càng tiết kiệm.

Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng không khí của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống pháp luật liên quan ngày càng được hoàn thiện; các công cụ quan trắc, kiểm kê nguồn thải đã bắt đầu được triển khai; đồng thời, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, những nỗ lực hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình.

Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại hội thảo lần này để tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai hai nhóm giải pháp trọng tâm:

Đó là, nhóm giải pháp về quy hoạch và đầu tư hạ tầng. Nhóm giải pháp này sẽ tập trung phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật đô thị gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường. Trong đó, đặc biệt ủng hộ việc triển khai thử nghiệm “vùng phát thải thấp” tại Hà Nội – một mô hình đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia và hoàn toàn có thể nhân rộng ra TP. Hồ Chí Minh cũng như các đô thị lớn khác.

Về nhóm giải pháp về kiểm soát nguồn phát sinh khí thải, sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy chuẩn, tiêu chuẩn khí thải theo hướng nghiêm ngặt hơn. Đồng thời, xây dựng lộ trình giảm phát thải, thúc đẩy chuyển đổi sang hệ thống giao thông xanh, sử dụng năng lượng sạch. Việc đầu tư vào hệ thống quan trắc hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự báo, cảnh báo chất lượng không khí là xu hướng tất yếu và cần được đẩy mạnh.

Bên cạnh hai nhóm giải pháp nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng xin kiến nghị với Quốc hội hai nội dung quan trọng đó là tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong việc thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; đồng thời tích hợp yêu cầu bảo vệ môi trường vào các luật chuyên ngành như Giao thông, Xây dựng, Quy hoạch,… một cách đồng bộ và hiệu quả.

Đồng thời, xem xét tăng tỷ lệ ngân sách dành cho công tác bảo vệ môi trường, trong đó ưu tiên đầu tư cho xử lý ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn và các lưu vực sông trọng điểm.

Với tinh thần trách nhiệm và cầu thị, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là kiểm soát ô nhiễm không khí nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, vì một Việt Nam xanh, sạch, an toàn và đáng sống.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch chỉ ra rằng, từ thực tiễn tại các sân bay, các khu đô thị đến những vùng đồng ruộng, ô nhiễm không khí không chỉ gây khó khăn cho hoạt động giao thông, mà còn tác động nghiêm trọng tới sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.

“Một buổi sáng sớm bình thường giờ đây có thể mang theo nỗi lo: liệu mình có thể hít thở một hơi sâu mà không làm tổn hại đến lá phổi?” – Phó Chủ tịch đặt câu hỏi lớn.

Phó Chủ tịch cho rằng, không khó để nhận ra những nguyên nhân chính. Đó là vấn đề của mỗi người dân, của từng gia đình, từng cộng đồng, và cũng là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, nhà giáo dục, và toàn xã hội.

Tuy nhiên, với những ý kiến đóng góp từ đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học sẽ giúp Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội hoàn thiện các chính sách về bảo vệ môi trường không khí, từng bước xây dựng hệ thống pháp lý và quản lý môi trường hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh chất lượng không khí có thể trở thành yếu tố cản trở phát triển bền vững, Việt Nam cần sớm chuyển từ nhận diện vấn đề sang hành động thực chất.

Hà Nội: Chất lượng không khí lại Hà Nội: Chất lượng không khí lại "báo động đỏ", người dân cần cẩn trọng

Sau những ngày cải thiện đáng kể, chất lượng không khí tại Hà Nội lại ghi nhận sự suy giảm nghiêm trọng, nhiều điểm đo ...

Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở mức báo động Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở mức báo động

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh tính cấp thiết và nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí tại ...

Bài liên quan

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Hiện nay, cây sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. Việc ứng dụng mô hình canh tác tuần hoàn và các công nghệ mới sẽ giúp gia tăng giá trị, cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Thành phố Hải Phòng đang chủ động và quyết liệt triển khai công tác phòng chống bão số 3 (WIPHA), nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp địa phương, sở ban ngành, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Giao thông phát thải thấp: Hướng tới một tương lai giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Giao thông phát thải thấp: Hướng tới một tương lai giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Giao thông là huyết mạch của mọi nền kinh tế và xã hội hiện đại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của đô thị hóa và di chuyển, ngành giao thông cũng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính (GHG) lớn nhất, gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó ở cấp độ cao nhất trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 năm 2025. Đây là một cơn bão được đánh giá là rất mạnh, di chuyển nhanh, với phạm vi và cường độ ảnh hưởng rộng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Hải Phòng quyết tâm gỡ thẻ vàng EU: Những chuyển biến tích cực và giải pháp đồng bộ

Hải Phòng quyết tâm gỡ thẻ vàng EU: Những chuyển biến tích cực và giải pháp đồng bộ

Sau hơn 8 năm triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), công tác này tại Hải Phòng đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Những nỗ lực không ngừng nghỉ này đang góp phần cùng cả nước sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" về khai thác thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC).
Nguồn nước và sức khỏe con người khi dùng thuốc trừ sâu hóa học

Nguồn nước và sức khỏe con người khi dùng thuốc trừ sâu hóa học

Trong cuộc chiến không ngừng nghỉ nhằm bảo vệ cây trồng và tối ưu hóa năng suất nông nghiệp, thuốc trừ sâu hóa học đã trở thành một công cụ không thể thiếu. Chúng mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại, giúp đảm bảo an ninh lương thực cho một dân số toàn cầu không ngừng tăng lên.
Cháy rừng sản xuất ven biển kéo dài hàng cây số tại TP. Huế

Cháy rừng sản xuất ven biển kéo dài hàng cây số tại TP. Huế

Bùng phát từ trưa qua (18/7), đến nay đám cháy lớn tại khu vực rừng sản xuất ven biển Trung Đồng Đông, xã Phong Phú, TP. Huế vẫn chưa được khống chế hoàn toàn. Ngọn lửa bùng phát dữ dội, kéo dài nhiều km, trong khi người dân nghi ngờ có dấu hiệu phá hoại và mong muốn cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xử lý.
Cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Nam Lý tỉnh Quảng Trị

Cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Nam Lý tỉnh Quảng Trị

Trong vài ngày gần đây tại hồ Nam Lý, phường Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị đã xảy ra hiện tượng hàng tram con cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt hồ, bốc mùi hôi thôi nồng nặc…
Gia Lai: Đường Phó Đức Chính thường xuyên bị ngập sâu mỗi khi mưa lớn

Gia Lai: Đường Phó Đức Chính thường xuyên bị ngập sâu mỗi khi mưa lớn

Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thôn 3, xã Biển Hồ, tỉnh Gia Lai) khiến việc lưu thông đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.
Xây dựng đô thị phát thải thấp: Thuận lợi và Khó khăn

Xây dựng đô thị phát thải thấp: Thuận lợi và Khó khăn

Thế kỷ XXI chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, kéo theo đó là những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh này, mục tiêu xây dựng đô thị phát thải thấp (Low-Carbon City) nổi lên như một giải pháp cấp thiết và bền vững.
Nghệ An: Xử lý nghiêm hành vi giấu dịch, vứt xác lợn bệnh ra môi trường

Nghệ An: Xử lý nghiêm hành vi giấu dịch, vứt xác lợn bệnh ra môi trường

Trước tình trạng dịch tả lợn Châu Phi có chiều hướng lan rộng, diễn biến phức tạp. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện khẩn về việc tập trung phòng chống bệnh dịch.
Thanh Hóa: Tìm giải pháp xử lý tình trạng vứt xác lợn chết xuống kênh

Thanh Hóa: Tìm giải pháp xử lý tình trạng vứt xác lợn chết xuống kênh

Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng lợn chết bị vứt xuống kênh, mương gây ô nhiễm môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính