Thứ ba 22/07/2025 07:41Thứ ba 22/07/2025 07:41 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Dự án đường Vành đai 2 ở Hải Phòng: Cần xem xét lại chính sách bồi thường đất nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ - Hưng Đạo - đường Bùi Viện tại quận Hải An, TP. Hải Phòng đang vấp phải sự phản đối từ nhiều hộ dân do chính sách bồi thường đất nông nghiệp, cây trồng chưa thỏa đáng.
Dự án đường Vành đai 2 ở Hải Phòng: Cần xem xét lại chính sách bồi thường đất nông nghiệp
Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – đường Bùi Viện đang triển khai trên địa bàn phường Tràng Cát, quận Hải An, TP.Hải Phòng.

Thoát nghèo nhờ nuôi trồng thủy sản

Tràng Cát xưa là xã ven biển thuộc huyện Hải An nay là quận An Hải, TP.Hải Phòng, chạy dài 6 km ven biển, ngang hẹp nhất là 1 km - phía Đông giáp biển, phía Tây giáp sân bay Cát Bi, phía Nam giáp sông Lạch Tray, phía bắc giáp xã Nam Hải, cách thành phố Hải Phòng 10 km. Tràng Cát được hình thành trong quá trình lấn biển, người dân phải chống chọi với bao khó khăn, gian khổ để biến đất hoang vu sú vẹt, muỗi, dĩn thành làng mạc trù phú. Hầu hết dân cư Tràng Cát là người Kinh, sống chủ yếu bằng nghề nông và nghề biển, vừa làm nông nghiệp vừa đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Nơi đây có diện tích tự nhiên 2996 ha, trong đó với diện tích đầm hồ khá lớn nuôi thủy sản có tiềm năng lớn về lao động, đất đai, nhất là kinh tế thủy sản.

Ngay từ năm 1991, để đưa địa phương thoát khỏi khó khăn nghèo đói, lãnh đạo Tràng Cát chủ trương lấy sản xuất lương thực là chính, lấy nuôi trồng thủy sản làm mũi nhọn. Chủ trương phát triển kinh tế địa phương dựa trên cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Hải lần thứ XII. Cũng trong năm (tháng 3/1991) Huyện ủy An Hải ra Nghị quyết số 28 về “Khai thác khả năng tiềm tàng của thủy sản”, quyết định: cần tận dụng diện tích ao hồ, đầm, mặt nước có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản. các đầm trũng đang cấy lúa một vụ năng suất không cao và những diện tích đầm ở Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát đang cấy cói nếu không hiệu quả thì chuyển sang nuôi thả tôm cá…

Đến năm 1994, Tràng Cát thực hiện chia ruộng đất giao cho người dân quản lý sử dụng lâu dài theo Nghị định 64/NĐ-CP và Quyết định 03/QĐ-UB ngày 4/01/1994 của UBND thành phố Hải Phòng. Tin tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Tràng Cát nỗ lực lao động, quyết tâm thoát khỏi cảnh nghèo đói. Phong trào khoán mới phát triển mạnh ở tất cả các ngành kinh tế, nhất là trong nuôi thả, đánh bắt thủy sản. Những cánh đồng cấy lúa mà năng suất thấp được cải tạo thành đầm, hồ, khoán và đấu thầu theo giá trị của từng đầm. Tới những năm 2000, toàn xã có tới 700 ha đầm, hồ nuôi tôm, cua, rau câu. Phong trào phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VAC cuốn hút mọi người dân, mọi gia đình xã viên ở Tràng Cát.

Dự án đường Vành đai 2 ở Hải Phòng: Cần xem xét lại chính sách bồi thường đất nông nghiệp
Dự án đường Vành đai 2 ở Hải Phòng: Cần xem xét lại chính sách bồi thường đất nông nghiệp
Ông Nguyễn Tuấn Đạt chia sẻ với Phóng viên những kiến trúc, mô hình nuôi trồng tôm, cua công nghệ cao của gia đình.

Cần xem xét lại chính sách bồi thường

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Tựa cho biết. “Năm 1993, UBND huyện An Hải (nay là UBND quận Hải An) lúc đó có chủ trương chia đất trồng lúa cho các hộ gia đình trên địa bàn xã Tràng Cát (nay là phường Tràng Cát) để canh tác. Đến năm 1994, ban chỉ đạo chia ruộng đất xã Tràng Cát lúc đó gồm lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Tràng Cát, HTX Nông nghiệp Tràng Cát mới tiến hành chia đất nông nghiệp tại khu vực cây xanh Đồng Xá để trồng lúa cho các hộ gia đình trên địa bàn thôn 6 (nay là tổ dân phố số 6, phường Tràng Cát). Tuy nhiên, do vị trí đất của khu vực này vào chỗ trũng, đất dồn chua mặn, cấy lúa không được ăn, không đảm bảo được đời sống cho gia đình được giao đất. Sau đó khoảng 5 năm, UBND huyện An Hải lúc đó có chủ trương cho phép các hộ gia đình có diện tích trồng lúa không hiệu quả được phép chuyển đổ sang mô hình vườn ao chuồng. Sau khi UBND huyện ra chủ trương người dân muốn chuyển đổi đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản (VAC) chỉ cần làm đơn xin chuyển đổi gửi UBND xã, HTX Nông nghiệp Tràng Cát, sau khi được lãnh đạo địa phương đồng ý, thì chúng tôi được phép chuyển đổi mà không bị cơ quan chức năng nhắc nhở xử lý.”

Để quản lý tài sản trên đất, vật nuôi dưới ao gia đình tôi và cũng như một số hộ dân đã chuyển đổi mô hình sang vườn ao chuồng, đều xây dựng thêm một lán trại nhỏ để tiện trông coi, bảo quản tài sản, con giống, vật tư nông nghiệp. Sau hơn 30 năm được giao đất, hơn 20 năm được phép chuyển đổi đất từ canh tác lúa sang vườn ao chuồng, chúng tôi đang quản lý sử dụng ổn định”, ông Nguyễn Tuấn Đạt chồng bà Tựa chia sẻ.

Dự án đường Vành đai 2 ở Hải Phòng: Cần xem xét lại chính sách bồi thường đất nông nghiệp
Dự án đường Vành đai 2 ở Hải Phòng: Cần xem xét lại chính sách bồi thường đất nông nghiệp
Ao nuôi trồng thủy sản của gia đình bà Tựa, ông Đạt.

Sau hơn 20 năm chuyển đổi mô hình sản xuất từ cấy lúa sang nuôi trồng thủy sản theo mô hình VAC theo chủ trương do huyện An Hải ban hành trước đó, gia đình bà Tựa đã có cuộc sống khấm khá hơn, con cái được học hành đàng hoàng, nhà cửa được sửa sang nhờ nguồn thu từ việc nuôi trồng thủy sản, hoa màu trên diện tích đất gia đình được giao. Những tưởng cuộc sống cứ thế trôi thì giữa năm 2024, gia đình bà Tựa nhận được thông báo thu hồi đất để triển khai thực hiện dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ - Hưng Đạo - đường Bùi Viện của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Hải An. Theo văn bản do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng quận Hải An gửi cho gia đình bà Tựa thì chủ đầu tư chỉ tiến hành bồi thường, hỗ trợ với diện tích đất thu hồi mà không bồi thường vật kiến trúc đã xây dựng trên diện tích đất bị thu hồi để thực hiện dự án vành đai 2. Sự việc khiến gia đình bà Tựa cũng như các hộ dân liên quan lo lắng, bức xúc.

“Ngày ấy, người dân chúng tôi trồng lúa thì thất thu không thu hoạch được gì, theo hướng dẫn của UBND xã Tràng Cát, gia đình chúng tôi cùng các hộ liền kề làm đơn xin chuyển đổi từ đất trồng lúa sang mô hình vườn, ao, chuồng (VAC). Chúng tôi cũng không tự ý xây dựng chuồng, trại và cải tạo ao để thả tôm, cua, cá...Khi chúng tôi cải tạo thì không bị chính quyền địa phương cấm cản và xử lý vi phạm. Vậy tại sao? Hơn 20 năm trước chúng tôi được chính quyền địa phương ủng hộ, hướng dẫn chuyển đổi mục đích sử dụng mà đến nay khi thu hồi đất để thực hiện Dự án, thì lại không bồi thường vật kiến trúc trên đất do người dân chúng tôi gây dựng cải tạo lên”. Ông Đạt chia sẻ thêm:

Tiếp xúc với phóng viên, một số hộ dân tại khu vực phường Tràng Cát, quận Hải An, TP.Hải Phòng, cho biết họ đã sinh sống, xây dựng nhà cửa, công trình phụ trên phần đất bị thu hồi trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, khi có thông báo thu hồi, chính quyền địa phương chỉ tiến hành bồi thường tiền đất mà không thực hiện bồi thường giá trị vật kiến trúc, lấy lý do đất xây dựng là đất nông nghiệp hoặc không hợp pháp. Vấn đề này đã dấy lên nhiều tranh cãi về tính hợp pháp và công bằng trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Các hộ dân chia sẻ khi nhận được kiến nghị của người dân thì cơ quan chức năng chỉ trả lời, vào thời điểm năm 1993 thì UBND xã không có thẩm quyền cho dân chuyển đổi từ đất 03 sang đất nuôi trồng thủy sản (VAC), và huyện thời điểm đó không có văn bản chỉ đạo cho phép người dân được chuyển đổi từ đất 03 sang đất nuôi trồng thủy sản (VAC).

Dự án đường Vành đai 2 ở Hải Phòng: Cần xem xét lại chính sách bồi thường đất nông nghiệp
Ông Nguyễn Văn Lã nguyên Chủ tịch UBND xã Tràng Cát (1994-2004) trao đổi với phóng viên Tạp chí Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Lã, nguyên Chủ tịch UBND xã Tràng Cát (1994-2004) cho biết: “Vào thời điểm trước khi chia tách, huyện An Hải cũ có văn bản chỉ đạo về sản xuất nông nghiệp xuống các xã. Trong đó có cho phép các hộ có diện tích đất 03 thuộc diện đất sâu, trũng, năng suất lúa thấp hoặc nhiều vụ không thu hoạch được lúa, thì được chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản. Tôi khẳng định có văn bản chỉ đạo về sản xuất nông nghiệp xuống các xã là đúng, chứ chúng tôi không tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người dân”.

Từ sự việc trên nhiều ý kiến người dân cho rằng, nếu chính quyền không có giải pháp hợp lý, nguy cơ khiếu nại, kiện tụng kéo dài là khó tránh khỏi. Đặc biệt, trong bối cảnh người dân mất đất, những tài sản trên đất đã nuôi sống người dân trong thời gian dài mà không được hỗ trợ thỏa đáng, có thể dẫn đến tâm lý bất mãn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và tiến độ triển khai dự án.

Việc bồi thường đất đai không chỉ là vấn đề tài chính, mà là bài toán công bằng, nhân văn và ổn định xã hội. Để đảm bảo hài hòa giữa phát triển hạ tầng và quyền lợi người dân, chính quyền cần tăng cường đối thoại với người bị ảnh hưởng, công khai quy trình, đồng thời đưa ra mức giá bồi thường hợp lý gắn với giá trị thực tế và nhu cầu tái lập cuộc sống. Chỉ khi người dân được đảm bảo quyền lợi thì dự án mới có thể triển khai thuận lợi, bền vững và nhận được sự đồng thuận cao trong cộng đồng.

Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ - Hưng Đạo - đường Bùi Viện có quy mô xây dựng tuyến đường từ nút giao Tân Vũ - Hưng Đạo - đường Bùi Viện có tổng chiều dài khoảng 11,0km.

Trong đó, các hạng mục chính gồm: xây dựng đoạn từ nút giao Tân Vũ - cầu Hải Thành và đoạn Hưng Đạo - đường Bùi Viện có chiều rộng nền 37m, mặt đường 08 làn xe ở giữa và dải phân cách giữa rộng 5m; xây dựng đoạn từ ĐT.353 - Hưng Đạo có chiều rộng nền 68m, mặt đường 08 làn xe hai bên, dải phân cách giữa 23m, hè đường hai bên (2x7,5m); xây dựng cầu Hải Thành vượt sông Lạch Tray có chiều dài cầu khoảng 1.133,6m, tải trọng thiết kế HL93, kích thước thông thuyền BxH=(50x9,5)m. Đây là công trình giao thông cấp đặc biệt với tổng mức đầu tư Dự án hơn 7.000 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố.

Theo thông tin từ UBND quận Hải An diên tích đất thu hồi để thực hiện dự án vành đai 2 là 28,96 ha gồm: 2,68 ha đất ở, 10, 36 ha đất nông nghiệp, 15,92 ha đất phi nông nghiệp và đất khác) riêng 2,68 ha đất ở liên quan đến 132 hộ dân. Tổng kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 320 tỷ đồng.

Tuyến đường vành đai 2 khi hoàn thành sẽ là tuyến đường phân luồng xe container ra khỏi khu vực trung tâm thành phố để tránh ùn tắc giao thông, giảm nguy cơ mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.Tuyến đường hình thành sẽ rút ngắn hành trình, giảm thời gian xe chạy từ khu vực cụm cảng Hải Phòng (cảng Hải Phòng, cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ, cảng Lạch Huyện…) theo Quốc lộ 5, Quốc lộ 10 và các tuyến đường tỉnh để vận chuyển hàng hóa, hành khách đi các tỉnh, thành phố. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế cảng biển của Hải Phòng.

Tuy nhiên, trên địa bàn phường Tràng cát, quận Hải An, TP.Hải Phòng, nhiều người dân bày tỏ sự bức xúc trước việc bị thu hồi đất mà không nhận được khoản bồi thường nào cho vật kiến trúc đã xây dựng trên đất, trong khuôn khổ dự án Vành đai 2. Vấn đề này đã dấy lên nhiều tranh cãi về tính hợp pháp và công bằng trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Bài liên quan

Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Đây là quy định trong Quyết định 2298/QĐ-BNNMT ngày 23/6/2025 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Cao Bằng: Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 263 tấn

Cao Bằng: Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 263 tấn

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 263,6 tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà được ví là “Vịnh Hạ Long trên núi” không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn tài nguyên thủy sản quý giá của tỉnh Yên Bái. Theo đó, người dân đã biến những khó khăn thành cơ hội, tận dụng mặt nước, rừng núi và những hòn đảo để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Hải Dương: Ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản giúp nông dân đạt năng suất cao

Hải Dương: Ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản giúp nông dân đạt năng suất cao

Nhờ ứng dụng thiết bị hiện đại như máy cho ăn tự động, máy sục khí, hệ thống camera giám sát môi trường nước...giúp năng suất việc nuôi trồng thủy sản tại huyện Tứ Kỳ đạt từ 30 - 35 tấn/ha/vụ.
Thái Bình: Chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thái Bình: Chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Do tình hình mưa dông nhiều ngày làm nhiệt độ thay đổi đột ngột, Chi cục Biển và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tỉnh Thái Bình khuyến cáo người dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cần chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; tăng cường quản lý tại các vùng nuôi, bảo đảm ổn định sản xuất.
Thái Bình: Triển khai nhiệm vụ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Thái Bình: Triển khai nhiệm vụ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thái Bình mới đây đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác nuôi trồng và phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định số 358/QĐ-QLD về việc thu hồi bắt buộc toàn bộ các lô thuốc đối với thuốc Femancia (số đăng ký: VD-27929-17).
Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm-Thực phẩm Bình Thuận; Các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn tỉnh tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc.
Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ một đối tượng dùng bè mảng vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml vì phát hiện chứa các chất không nằm trong công thức đã được công bố.
Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, tỉnh Gia Lai mới có Thư xin lỗi về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết làm phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn lấp, xử lý tập trung gửi Ban Nhân dân các thôn trên địa bàn xã và toàn thể Nhân dân xã Bình Hiệp.
Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số 3 bị cáo có một người là Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty chuyên về trồng rừng.
Phá đường dây ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 60 bánh hêrôin và 37kg ma túy đá

Phá đường dây ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 60 bánh hêrôin và 37kg ma túy đá

Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam tiêu thụ, bắt 03 đối tượng, thu giữ 60 bánh hêrôin và 37kg ma túy đá.
Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê vừa có văn bản gửi UBND xã Chư Sê, Công an xã Chư Sê về việc hơn 262 ha đất và vườn cây thuộc sự quản lý của doanh nghiệp đang bị người dân trên địa bàn xã này chiếm dụng trái phép.
Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Theo phản ánh của người dân sống trên địa bàn thôn Giang Phong, xã Tam Giang, tỉnh Đắk Lắk, đã nhiều ngày qua có nhiều xe tải, máy xúc, máy ủi công suất lớn, tập trung hoạt động san lấp, đào bới đất rầm rộ một thửa đất rộng gần 2 ha. Điều khiến người dân khó hiểu là tại sao vụ việc diễn ra ngang nhiên, giữa ban ngày nhưng lại không bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Hơn 13 tấn chân gà được ngâm tẩy hóa chất chuẩn bị đưa đến tay người tiêu dùng thì bị lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ.
Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 287/QĐ-XPHC xử phạt hành chính Công ty TNHH Vạn Kiến Đạt vì vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, Công ty bị phạt số tiền 320 triệu đồng do không có Giấy phép môi trường theo quy định.
Gia Lai: Siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Gia Lai: Siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Văn bản số 170/UBND-NNMT nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Động thái này được đưa ra sau chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 4007/BNNMT-VPĐP, thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc bảo đảm uy tín và phát triển bền vững cho sản phẩm OCOP địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính