Thứ ba 22/07/2025 02:01Thứ ba 22/07/2025 02:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Hà Nội ngăn chặn gần 20 tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị tuồn ra thị trường

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đội Quản lý thị trường số 17 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với Phòng PC03 (Công an thành phố Hà Nội) đã bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại thực phẩm Xuân Thắng (thôn Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội).
Số hàng hóa bị lực lượng chức năng phát hiện có dấu hiệu bị hư hỏng. (Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội)
Số hàng hóa bị lực lượng chức năng phát hiện có dấu hiệu bị hư hỏng. (Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội)

Theo thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, tại thời điểm kiểm tra đã phát hiện 14.196 con gà đông lạnh (tổng trọng lượng 18.454kg) và 560kg nội tạng gà đông lạnh không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Các sản phẩm này không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ cũng như chứng nhận chất lượng, vi phạm các quy định pháp lý về an toàn thực phẩm và quản lý nguồn gốc hàng hóa.

Ngoài ra, trong quá trình khám xét, lực lượng chức năng phát hiện nhiều sản phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng nếu bán trót lọt ra thị trường.

Toàn bộ lô hàng đã bị Đội Quản lý thị trường số 17 tạm giữ và niêm phong theo quy định. Giá trị ước tính của lô hàng lên tới 712.600.000 đồng.

Chia sẻ với báo chí, Đại úy Nguyễn Duy Tuấn Minh - Đội trưởng Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội cho biết, đây là vụ thu giữ thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lớn nhất từ đầu năm đến nay.

"Nếu không bị chặn đứng kịp thời, số thực phẩm bẩn này có thể được tuồn vào các chợ, nhà hàng, quán ăn trên khắp địa bàn Hà Nội, thậm chí len lỏi đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến" - Đại úy Minh thông tin.Đội Quản lý thị trường số 17 tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên quan để làm rõ hành vi vi phạm, đồng thời tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, Chi cục Quản lý Thị Trường thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Hà Nội ngăn chặn gần 20 tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị tuồn ra thị trường

Trước đó, ngày 17/4/2025, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm, vì mất an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ đô, sức khỏe của nhân dân, cũng như chất lượng đô thị nói chung.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đây là vấn đề đáng báo động, nhất là sau khi cơ quan chức năng vừa phát hiện những vụ việc về sữa giả, thuốc giả. Vấn đề này Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm, trên tinh thần là không thể để những thực phẩm, dinh dưỡng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên thị trường và ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của nhân dân.

Đồng chí Tô Lâm cho rằng, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được cử tri quan tâm, phản ánh nhiều ý kiến, đặc biệt là ở Hà Nội, nơi có nhiều khu vực bán hàng rong, hàng vỉa hè, chợ tạm, chợ cóc buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, quá thời hạn sử dụng, hàng giả, hàng nhái, trong đó có cả những sản phẩm như sữa bột trẻ em... Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn gây bức xúc trong xã hội.

“Tôi đề nghị thành phố Hà Nội cần có một chuyên đề để khắc phục vấn đề này”, đồng chí Tô Lâm chỉ đạo.

Lưu ý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè kinh doanh buôn bán diễn ra trên địa bàn Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan, đô thị mà còn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát.

Tổng Bí thư đề nghị thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với các cơ quan chức năng nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, đồng thời phải tạo ra môi trường cho người kinh doanh hoạt động, không để tồn tại tình trạng tạm bợ hiện nay. Thay vào đó, có thể tổ chức các khu phố ẩm thực, các chợ mới, khu dịch vụ mới rồi sắp xếp những cơ sở, hộ kinh doanh ẩm thực vào gắn với xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

“Kiểm soát an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người dân là những vấn đề chúng ta nói đến hằng này nên đề nghị các đồng chí bằng các biện pháp thật trách nhiệm, hiệu quả để xử lý, tạo ra sự thay đổi, để khách du lịch và nhân dân cả nước đến Hà Nội đều thấy thật sự văn minh, đúng tinh thần là Thủ đô”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Hằng năm, tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”; Ngày 21/03/2025, Ban chỉ đạo liên ngành TƯ về an toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch số: 337/KH-BCĐTƯATTP triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.

"Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2025 sẽ diễn ra từ 15/4 đến 15/5, tập trung vào chủ đề "Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố". Trong bối cảnh "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2025 được triển khai mạnh mẽ, Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm - đã phát đi nhiều thông điệp quan trọng.

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2025;

2. Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm;

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

4. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm;

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm; phát triển nông nghiệp xanh bền vững;

6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

7. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn là bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình;

8. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng;

9. Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người;

10. Vệ sinh nơi ăn uống sạch sẽ, bảo quản thực phẩm đúng cách, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Đây là điểm mới đáng chú ý trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm được thành phố chính thức triển khai từ ngày 15/4/2025.

Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức 3 đoàn kiểm tra liên ngành, thanh tra 30 quận, huyện, thị xã; trong đó, tập trung kiểm soát an toàn tại bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.

Các đoàn thành phố sẽ kiểm tra việc triển khai thực hiện của các quận, huyện, thị xã theo chuyên đề, kết hợp kiểm tra đột xuất các cơ sở trên địa bàn. Các cơ sở vi phạm ngoài việc bị công khai xử phạt hành chính còn phải buộc tạm dừng hoạt động.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, cơ quan chức năng của thành phố và các quận, huyện, thị xã tiếp tục tập trung triển khai chuyên đề bảo đảm an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học; cùng đó tập trung giám sát chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời gắn với việc xử phạt cao nhất trong thẩm quyền mà thành phố ban hành.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024, thành phố đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, kiểm tra được 12.358 cơ sở, trong đó có 10.469 cơ sở đạt tiêu chuẩn (chiếm tỷ lệ 84,7%) và xử phạt gần 2.000 cơ sở vi phạm với số tiền gần 9 tỷ đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động 7 cơ sở, buộc tiêu hủy sản phẩm của 223 cơ sở.

Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội năm 2025, toàn thành phố cũng thành lập 681 đoàn kiểm tra. Qua kiểm tra 16.063 cơ sở, thành phố phát hiện 1.857 cơ sở vi phạm, trong đó xử phạt 1.840 cơ sở với số tiền hơn 11 tỷ đồng và nhắc nhở, cảnh cáo 17 cơ sở.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2010 - 2024, trên địa bàn thành phố xảy ra 30 vụ ngộ độc thực phẩm với 918 người mắc, trong đó có 19 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể (chiếm tỷ lệ 63,3%). Riêng ngộ độc bếp ăn tập thể trường học xảy ra 10 vụ (chiếm 33%), nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật (chiếm trên 40%).

Tăng mức phạt đối với các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành Yến sào Tăng mức phạt đối với các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành Yến sào

Bộ Công an đã đề xuất mức phạt mới cho những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, trong đó có các sản ...

Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Ngày 17/4, đoàn liên ngành do Sở Y tế Quảng Bình chủ trì bắt đầu triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định ...

Phát hiện đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm tại Nghệ An Phát hiện đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm tại Nghệ An

Một đường dây sản xuất giá đỗ bằng hóa chất cấm vừa bị Công an tỉnh Nghệ An triệt phá. Chỉ trong hơn một năm, ...

Bài liên quan

Bộ Công Thương hướng dẫn triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương hướng dẫn triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2030 (giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025), Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 4946/BCT-TTTN nhằm hướng dẫn các địa phương triển khai hai nội dung quan trọng thuộc phạm vi chức năng ngành Công Thương.
Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã công nhận hơn 3.400 sản phẩm, dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng.
Thực phẩm "bẩn" len lỏi vào vào mâm cơm: Cần "lồng bàn" bảo vệ

Thực phẩm "bẩn" len lỏi vào vào mâm cơm: Cần "lồng bàn" bảo vệ

Chỉ trong nửa đầu năm 2025, hàng loạt các vụ liên quan tới thực phẩm bẩn, mất an toàn vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ bị cơ quan chức năng phát hiện, tiêu hủy và xử lý.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Phú Thọ: Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm hành vi ném lợn chết ra môi trường

Phú Thọ: Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm hành vi ném lợn chết ra môi trường

Trước tình trạng một số hộ dân có hành vi vứt lợn chết ra môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã có văn bản gửi UBND các xã, phường về việc tăng cường giám sát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.
Lâm Đồng: Công trình “Thắp sáng vùng biên” chào mừng kỷ niệm Đại hội Đảng các cấp

Lâm Đồng: Công trình “Thắp sáng vùng biên” chào mừng kỷ niệm Đại hội Đảng các cấp

Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp, UBND xã Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp với các lực lượng Công an, Quân sự, Đồn Biên phòng, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội của xã, cùng Ban Tự quản bon và đông đảo Nhân dân, đã đồng loạt ra quân triển khai thực hiện công trình “Thắp sáng vùng biên”.
Vai trò tích cực của việc giảm thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ

Vai trò tích cực của việc giảm thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ

Với tình hình kinh tế hiện tại, việc hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng. Trong số các biện pháp hỗ trợ, giảm thuế được coi là một trong những công cụ hiệu quả nhất, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hộ kinh doanh nhỏ, đồng thời tạo ra những tác động tích cực lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế.
Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Bắc Ninh: Xử phạt doanh nghiệp 320 triệu đồng do không có giấy phép môi trường theo quy định

Bắc Ninh: Xử phạt doanh nghiệp 320 triệu đồng do không có giấy phép môi trường theo quy định

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra Quyết định số 302/QĐ-XPHC xử phạt Chi nhánh miền Bắc - Công ty cổ phần công nghiệp MVN số tiền 320 triệu đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động 4,5 tháng đối với nguồn phát sinh chất thải của cơ sở.
Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định số 358/QĐ-QLD về việc thu hồi bắt buộc toàn bộ các lô thuốc đối với thuốc Femancia (số đăng ký: VD-27929-17).
Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm-Thực phẩm Bình Thuận; Các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn tỉnh tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc.
Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ một đối tượng dùng bè mảng vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP.HCM đang triển khai một kế hoạch đột phá nhằm thay đổi căn bản công tác đào tạo nghề cho lao động tại các khu vực nông thôn, đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kế hoạch này không chỉ khắc phục các hạn chế trước đây mà còn định hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng hiện đại, gắn liền với chuyển đổi số và phát triển bền vững.
Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Hơn cả một chương trình nhà ở, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Việt Nam là một hành trình bền bỉ, thể hiện sâu sắc truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều giai đoạn với những chương trình cụ thể, phong trào này đang bước vào giai đoạn nước rút với mục tiêu cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm trên cả nước vào cuối năm 2025, mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn, ổn định cho hàng triệu người dân.
Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Với mục tiêu đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong quản lý tài nguyên rừng, UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công tác rà soát và phân vùng chi tiết các loại rừng trên địa bàn. Mới đây, tại buổi làm việc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng chủ trì đã tập trung đánh giá kết quả ban đầu, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về việc hoàn thiện số liệu và tích hợp quy hoạch lâm nghiệp vào bức tranh phát triển chung của tỉnh đến năm 2030.
Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml vì phát hiện chứa các chất không nằm trong công thức đã được công bố.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính