Thứ hai 21/07/2025 17:07Thứ hai 21/07/2025 17:07 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nông nghiệp hữu cơ: Xu thế mới

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, với chủ đề “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học” tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu ý kiến tại diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia TS. Lê Quốc Thanh nhấn mạnh, nông nghiệp hữu cơ là xu thế, nhưng phải tuân thủ các quy trình, nguyên tắc và bảo đảm sự minh bạch trong tất cả các khâu.

Nhiều lợi ích

Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu trong việc xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, cho biết, nông nghiệp hữu cơ mang lại nhiều lợi ích, lợi thế. Từ năm 2020, địa phương đã triển khai đề án nông nghiệp hữu cơ trên cả trồng trọt và chăn nuôi.

Đến nay, Lâm Đồng đã hỗ trợ cấp 13 giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ cho hơn 63ha sản xuất nông nghiệp, đạt 32,5% kế hoạch. Đồng thời, các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong tỉnh đã chủ động nhân rộng sản xuất và được cấp 22 giấy chứng nhận hữu cơ, tổng diện tích gần 1.352ha.

Đại biểu tham quan mô hình sản xuất rau hữu cơ tại Công ty cổ phần CP Việt Nam tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

Hàng năm, Lâm Đồng sử dụng 281.097 tấn thân, lá cây bắp và 6.200 tấn phụ phẩm từ các nhà máy chế biến nông sản làm thức ăn chăn nuôi; 211.191 tấn vỏ cà phê ủ làm phân bón; 4.725 tấn phụ phẩm từ các vườn ươm cây giống rau các loại dùng làm giá thể; hơn 866.000 tấn chất thải rắn sử dụng cho các mô hình chăn nuôi tuần hoàn…

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng, cho biết, những năm gần đây, Nông nghiệp Lâm Đồng đã có bước phát triển vượt bậc và trở thành ngành kinh tế chủ lực, chiếm hơn 40% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Trong quá trình phát triển nông nghiệp, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, trong đó có sử dụng chất hóa học giúp thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây trồng - vật nuôi nhưng cũng tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Chính vì vậy, trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025. Để việc thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra, tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

“Hiện nay, Lâm Đồng đã xác định được 171 vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn toàn tỉnh. Tỉnh xây dựng và ban hành 17 quy trình tạm thời về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực, bao gồm: Rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, củ năng, lúa, chè, cà phê, sầu riêng, bơ, chuối, mắc ca, atiso, nấm rơm, đương quy, bò sữa, bò thịt, gà đẻ trứng...”, ông Châu cho biết thêm.

Hiện, Lâm Đồng đã xây dựng được 14 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ như cà phê, lúa, mắc ca, rau ăn củ, củ năng, măng tây, chè, gà đẻ trứng để người dân học tập và từng bước nhân rộng.

Định hướng trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tăng cường nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng chống chịu với dịch hại, phù hợp với quy trình canh tác hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đảm bảo tính đồng bộ gắn kết giữa các trang trại, doanh nghiệp, góp phần phát triển ổn định, bền vững trong chuỗi sản xuất và bảo vệ môi trường...

Nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là xu thế thế giới

Ông Phạm Văn Duy, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho hay, nông nghiệp hữu cơ gắn với nông nghiệp tuần hoàn và đây là vấn đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế, hướng đến sự phát triển bền vững.

Theo ông Duy, nước ta hiện có khoảng 100 doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để xuất khẩu và hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ thị trường trong nước.

“Nông nghiệp hữu cơ đang được xác định là xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh do đảm bảo cung cấp các sản phẩm tốt cho sức khoẻ. Bên cạnh phát triển sản xuất hữu cơ, việc sử dụng có hiệu quả các phế phụ phẩm nông nghiệp cũng góp phần bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường, nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thương hiệu”, ông Duy nhấn mạnh.

Đoàn công tác Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thăm mô hình sản xuất hoa công nghệ cao tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2022, thế giới có gần 200 quốc gia phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, với hơn 71 triệu hecta, tương đương 1,5% tổng diện tích canh tác, doanh thu đạt hơn 110 tỷ Euro.

Nước ta hiện có khoảng 500.000ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên tổng diện tích hơn 11,5 triệu hecta đất sản xuất nông nghiệp. Cả nước có 46 tỉnh, thành phố đang thực hiện và có phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, với sự tham gia của 100 công ty và 17.000 nông dân. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ đạt khoảng 335 triệu USD/năm, với các sản phẩm chủ yếu như gạo, tôm, dừa, cà phê, sữa, trà, rau, trái cây…

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch cho biết, việc sản xuất hữu cơ cần tuân thủ 4 nguyên tắc: sức khoẻ, sinh thái, sự công bằng và sự cẩn trọng. 4 nguyên tắc này là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và cũng là sự xuyên suốt cho nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới.

Theo đó, người sản xuất cần phải định hướng rõ thị trường tiêu thụ sản phẩm vì mỗi thị trường đều có các yêu cầu về tiêu chuẩn hữu cơ riêng. Các tổ chức chứng nhận cũng phải nâng cao trình độ, hiểu biết về chứng nhận hữu cơ, đặc biệt giữ chữ “Tâm” với nghề để đảm bảo chứng nhận đúng, đủ các nguyên tắc của tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo sự minh bạch…

Nông nghiệp tuần hoàn là khái niệm còn khá mới ở nước ta, chưa trở thành mô hình sản xuất phổ biến, mới chỉ phát triển ở kinh tế VAC quy mô hộ gia đình, trang trại của hộ và doanh nghiệp. Chúng ta đang dần đưa kinh tế tuần hoàn vào khung thể chế, chính sách. Cụm từ “Kinh tế tuần hoàn” lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho thấy tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn trong phát triển kinh tế - xã hội. Hiện, nông nghiệp tuần hoàn đang là chủ đề được Bộ Nông nghiệp và PTNT, các địa phương đặc biệt quan tâm.

Theo TS. Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là xu thế của thế giới. Đây là nền nông nghiệp nhằm tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng cao, giá trị cao và dành cho những thị trường chất lượng cao. Chính vì vậy, người làm nông nghiệp hữu cơ không sản xuất theo phong trào mà phải xem xét các điều kiện về thời gian, kinh tế, đất đai, trình độ cũng như thị trường đầu ra của sản phẩm.

Ông Thanh nhấn mạnh: “Làm nông nghiệp hữu cơ phải đầu tư nghiêm ngặt, xác định ngay từ đầu không chộp giật, nửa vời. Người làm cần tham quan thực tế các mô hình, tiếp cận tài liệu để nắm bắt các tiêu chuẩn, chứng chỉ hữu cơ”.

kinhtenongthon.vn

Bài liên quan

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ đang dần trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Với những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, đặc biệt là Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg, cùng với sự vào cuộc của các địa phương, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2025-2030, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và hiện đại.
Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho Đồng Tháp, thể hiện qua các mô hình sản xuất thành công và tiềm năng phát triển lâu dài.
Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Hàn Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với gần 500.000 ha sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch.
Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Đồng Tháp đột phá với mô hình phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Ngày 12/04/2025, một sự kiện lịch sử đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng khi Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức thông qua việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên gọi là thành phố Hải Phòng. Quyết định này không chỉ mở rộng địa giới hành chính mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu Hải Phòng mới có đủ tiềm lực và lợi thế để thực sự trở thành "thủ phủ khu công nghiệp" hàng đầu của Việt Nam?
Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính