Thứ hai 21/07/2025 20:36Thứ hai 21/07/2025 20:36 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sử dụng men vi sinh phối hợp với phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi tạo thành nguồn phân hữu cơ hiệu quả là cách làm mà nhiều nông dân đang triển khai thực hiện.
6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng
Ủ phân đúng quy trình cho nguồn phân bón hữu cơ hiệu quả.

Nguồn phân hữu cơ truyền thống bà con nông dân thường hay sử dụng là phân bò, phân heo, phân gà gọi chung là phân chuồng rất tốt cho cây trồng. Nhưng trong trường hợp phân chuồng chưa hoai mục hết có chứa nhiều loại nấm bệnh gây hại, chính vì thế việc bổ sung vi sinh trong quá trình ủ hoai không những giúp phân mau hoai hơn mà còn tăng cường hàm lượng dinh dưỡng, tạo hệ sinh vật có ích phát triển đối kháng với nấm bệnh phát triển trên cây trồng.

Nếu như trước đây, bà con dùng phân chuồng bón cho cây trồng mới hiệu quả thì hiện nay, với các chế phẩm vi sinh, bà con có thể tận dụng tất cả các xác bã như lá, cỏ, xơ dừa, vỏ cà phê, trấu, mùn cưa… để ủ thành phân có giá trị dinh dưỡng cao.

Quy trình ủ phẩn vi sinh từ chế phẩm men sinh học như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để ủ phân hiện khá phong phú, có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, vỏ trái ca cao, thân cây xanh, lá cây khô… khoảng từ 5m3- 6m3, phân NPK 2kg, hoặc phân gia súc, gia cầm hoặc bã thải từ các hầm biogas khoảng từ 1- 1.5 tạ, 2 kg chế phẩm vi sinh EM FERT -1, trong chế phẩm này, có chứa 2 chủng vi sinh quan trọng chuyên ủ phân vi sinh, đó là EM và Trichoderma.

Nguyên liệu dùng để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay. Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25- 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.

Bước 2: Chọn nơi ủ

Chọn ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng phân sau này. Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, nơi ủ phải khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilong. Nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chảy vào hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá, có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng, diện tích nền khoảng 3m2/tấn nguyên liệu ủ.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ

Vật liệu để làm mái:

Có thể dùng các vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, bao nilong, che đậy và các loại lá để làm mái chắn ánh nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.

Bước 4: Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ

Để trộn đều chế phẩm EM FERT -1 vào nguyên liệu ủ, bà con nên hòa tan chế phẩm vào 200 lít nước sau đó chia đều thành 5 phần và một lượng phân rắc cũng chia thành 5 phần, sau đó cho một phần chế phẩm vào bình ô zoa nước, khuấy đều, tiến hành rải một phần phân rắc mỗi chiều khoảng 3 bước chân, tưới đều chế phẩm lên mỗi lớp phân rắc đã rải, nếu khô thì tưới thêm nước, lượng nước kể cả nước dùng để tưới lên chế phẩm từ 1 nửa ô zoa đến 2 ô zoa, tùy thuộc vào rác ướt hay rác khô, cứ tiếp tục từng lớp như thế cho đến khi hoàn thành.

Bước 5: Che phủ và bảo quản

Sau khi ủ xong, bà con nên đậy đóng ủ bằng bạt hoặc nilong, để bảo đảm tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp, nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp.

Vào mùa đông phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ phải duy trì ở mức từ 40- 50 độ C.

Bước 6: Đảo đều và bổ sung nước, không khí

Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ của đống ủ tăng lên khoảng 40- 50 độ C, nhiệt độ này làm cho nguyên liệu ủ bị khô và không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần, vì vậy cứ khoảng từ 7- 10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn, nếu nguyên liệu khô thì đổ thêm nước.

Tùy theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau, phụ phẩm nông nghiệp khác như phân gia súc, gia cầm, lá cây xanh, thì thời gian ủ khoảng 35 ngày, lá mía, lá cà phê, lá điều, lõi thân cây bắp, vỏ cà phê, vỏ ca cao thì thời gian ủ có thể đến 60 ngày.

Phân hữu cơ sử dụng theo phương pháp trên có thể sử dụng để thay thế cho 20 – 30 % lượng phân hóa học hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và đạt hiệu quả lâu dài trong việc cải tạo và giữ gìn chất đất trong nông nghiệp.

Tùy theo nhu cầu của từng loại cây trồng và nguyên liệu sẵn có mà bà con có thể chọn lựa các nguyên liệu để ủ phân khác nhau.

Ví dụ: Cây họ cam, quýt thì thích hợp với phân trâu bò; hoa màu, tiêu thì thích hợp với phân gia cầm như phân cút, phân gà; phân heo thì phù hợp với chuối và các loại cây có củ…

Khi ủ phân hữu cơ cần bổ sung thêm u rê, lân nhằm bảo đảm thêm dinh dưỡng trong phân ủ ra. Bên cạnh đó, quá trình ủ còn bổ sung thêm vôi để nâng cao độ PH, đẩy mạnh hoạt động của nấm, rút ngắn thời gian ủ. Sau khi ủ xong, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng và sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm.

Bài liên quan

Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ

Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ

Dự án Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ và ủ thức ăn chăn nuôi tại hộ gia đình do VOAA triển khai tại Vườn Quốc gia Ba bể là một sáng kiến nhỏ nhưng mang lại nhiều thay đổi lớn cho cộng đồng.
Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Trước áp lực gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, xã Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.
Nghệ An: Hơn 10.000 mô hình xử lý rác thải giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập

Nghệ An: Hơn 10.000 mô hình xử lý rác thải giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập

Sau 3 năm triển khai, dự án xử lý rác thải nông nghiệp tại Nghệ An đã giúp hàng nghìn hộ dân biến rác thải thành tài nguyên, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Quảng Ninh: Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp nông - lâm - thủy sản

Quảng Ninh: Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp nông - lâm - thủy sản

Tại Siêu thị Go!, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông - lâm - thủy sản năm 2025 do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Trường Đại học Lâm nghiệp và Công ty Cổ phần Tư vấn chất lượng và đào tạo Tín Việt tổ chức.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 3359/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phân bón; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chứng nhận hữu cơ trong nông nghiệp: Nền tảng của lòng tin và sự phát triển bền vững

Chứng nhận hữu cơ trong nông nghiệp: Nền tảng của lòng tin và sự phát triển bền vững

Ngành nông nghiệp hữu cơ đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trên toàn cầu, không chỉ vì lợi ích về sức khỏe con người mà còn vì cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và uy tín của các sản phẩm hữu cơ, vai trò của các tổ chức chứng nhận hữu cơ là không thể thiếu. Họ chính là những "người gác cổng" đáng tin cậy, xác minh rằng các trang trại và nhà sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hữu cơ đã được thiết lập.
Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Mô hình trồng dừa hữu cơ gắn với tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Không chỉ cung cấp chứng nhận bảo đảm sự an toàn, được đánh giá bởi nhiều cá nhân và tổ chức liên quan trực tiếp đến việc giám sát, cam kết chất lượng sản phẩm khi cung cấp ra thị trường. Hệ thống PGS, còn mang lại nhiều giá trị lợi ích thiết thực cho các bên tham gia nhằm hỗ trợ mở rộng sản xuất và kết nối thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Trồng cây thảo dược quý dưới tán rừng tự nhiên đang là hướng đi mới, bền vững, tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây ở các khu vực miền núi. Việc trồng dược liệu dưới tán rừng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho nhân dân mà còn giảm tải sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên, giúp khai thác, bảo vệ hệ sinh thái rừng một cách bền vững.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Một chuỗi nông sản xuất khẩu là một hệ thống phức tạp, liên kết từ người nông dân sản xuất nguyên liệu thô đến tay người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Để một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thế giới, nó phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chủ thể và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

PGS là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất tuân theo các quy trình của sản xuất. Hiểu một cách đơn giản, PGS là hệ thống chứng nhận sản xuất nông nghiệp theo các nguyên tắc và quy chuẩn hữu cơ, được thống nhất với sự tham gia của nhiều bên trong chuỗi sản xuất – cung ứng – tiêu thụ.
Hợp tác xã Trà Ngọc Hân: Ngọt ngào hương vị và giá trị trà Việt

Hợp tác xã Trà Ngọc Hân: Ngọt ngào hương vị và giá trị trà Việt

Nằm trên địa bàn Phúc Xuân nay là xã Đại Phúc, vùng lõi của đất chè Tân Cương Thái Nguyên, một miền quê trù phú dưới chân Tam Đảo, nơi được mệnh danh là "thủ phủ trà Việt", Hợp tác xã Trà Ngọc Hân không chỉ là một cái tên quen thuộc trong ngành trà mà còn là biểu tượng của sự nỗ lực không ngừng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của cây chè. Với cam kết về chất lượng, sự minh bạch trong sản xuất và tâm huyết với nghề, Hợp tác xã Ngọc Hân đã và đang góp phần nâng tầm thương hiệu trà Thái Nguyên trên bản đồ ẩm thực trong và ngoài nước.
Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt và những khu rừng rậm rạp của vùng núi Eifel phía tây nước Đức, một phong trào nông nghiệp lặng lẽ nhưng mạnh mẽ đã bén rễ và nở rộ. Nơi đây không chỉ là một vùng đất với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn là một hình mẫu tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nơi mà đất màu được xem như một kho báu vô giá và được chăm sóc bằng tất cả sự tận tâm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Thái Bình, mảnh đất được mệnh danh là "quê lúa" của Việt Nam, luôn ẩn chứa những câu chuyện thú vị về nông nghiệp và văn hóa địa phương. Nằm trong lòng tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân thuộc huyện Kiến Xương là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, nơi những sản vật đặc trưng như lúa, rươi, cua và cáy đã trở thành niềm tự hào của người dân và là nguồn sống bền vững.
Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Ở một vùng đất nông nghiệp trù phú như Kiến Xương, Thái Bình, nơi những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài nơi có cửa sông mặn lợ với những đặc sản độc đáo như rươi, cua, cáy đã đi vào tiềm thức người dân, câu chuyện về Hoàng Văn Ba, nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân, là một điển hình sống động cho tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám làm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Trong khi ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng bền vững, an toàn và nâng cao giá trị, mô hình liên kết sản xuất giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân đóng vai trò rất quan trọng. Thực ra mô hình này đã được nói đến từ lâu, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, để mô hình thực sự hiệu quả đòi hỏi đột phá cả lý luận và thực tiễn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính