![]() |
Để tránh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả, người dân cần có những biện pháp kịp thời để bảo vệ cây trồng trong mùa mưa bão. (Ảnh minh họa) |
Thứ nhất: Người dân cần cột cành, cột trái khi cây bắt đầu cho ra quả. Sầu riêng trong thời điểm sắp cho thu hoạch, trọng lượng của trái thường lớn. Nếu để quá nhiều trái sẽ khiến gãy cành, rụng trái khi gặp gió to, mưa lớn.
Vì vậy người dân cần cần chủ động cột cành bằng các loại dây thừng có độ bền cao. Với những cành nặng, có thể dùng cây tre hoặc các loại cây chịu lực tốt để chống đỡ cho cây trồng. Ngoài ra đối với những cây có nhiều trái, có thể gia cố thêm nhiều điểm chằng, ưu tiên những vị trí bên ngoài nơi chịu ảnh hưởng của gió nhiều nhất.
Thứ hai: Giữ vườn luôn thông thoáng, trong thời gian mưa bão sẽ có gió mạnh, kèm theo mưa lớn và độ ẩm cao. Đây sẽ điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, vì vậy người dân có thể thu dọn các cỏ dại, lá rụng để hạn chế chỗ trú ẩn của sâu bệnh.
Bên cạnh đó, cần tỉa bớt cành trong tán để vườn được thông thoáng, nhằm giảm thiểu các loại nấm thân cây và thường xuyên theo dõi cây trồng để phát hiện sớm các dấu hiệu nấm bệnh, côn trùng gây hại để có biện pháp xử kịp thời.
Thứ ba: Phòng ngừa nấm bệnh ngay sau mưa bão. Mưa nhiều gián tiếp cung cấp một lượng đạm lớn trong không khí cho cây, làm cho cây tươi tốt. Tuy nhiên, kéo theo đó là sự xuất hiện của các loại sâu bệnh hại tác động đến cây trồng như: thối trái, sâu cuống, cháy lá, loét thân…
Để hạn chế sâu bệnh. Người dân cần thu gom, tiêu hủy đúng cách những bộ phận có dấu hiệu nhiễm bệnh, không vứt xuống mương hay chất đống dưới gốc và tăng cường vi sinh vật có lợi như Trichoderma Bacillus…, để kiểm soát và phòng ngừa nấm hiệu quả.
Thứ tư: Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng, mưa lớn kéo dài làm lượng nước trong vườn tăng lên dẫn đến tình trạng thừa nước đối với cây, dễ làm bộ rễ cây có nguy cơ bị úng gây nên hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ và dẫn đến chất cây.
Người dân nên tỉa bỏ những trái bị sâu hoặc kém phát triển để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại. Việc giữ số lượng trái vừa phải trên mỗi cành sẽ tránh gãy nhánh trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Trong giai đoạn cây ra trái, không bón quá nhiều phân đạm vào mùa mưa. Vì điều này khiến trái phát triển nhanh những cuống mềm, dễ rụng khi gặp gió lớn hoặc mưa kéo dài. Thay vào đó, nên phun bổ sung Canxi và Kali để tăng độ cứng cuống, giúp trái chắc và bám cây hơn.