Chủ nhật 27/07/2025 14:19Chủ nhật 27/07/2025 14:19 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Nhiều giải pháp tích cực "đánh thức" tiềm năng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định, tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng trong 9 tháng đầu năm 2024 lại không đạt được kỳ vọng so với các năm trước. Theo báo cáo mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn ngành chỉ đạt 3,53%, thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.
Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Nhiều giải pháp tích cực

Ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng với những giải pháp phù hợp và sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân, ngành nông nghiệp vẫn có nhiều tiềm năng phát triển

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thông tin, trong cơ cấu ngành Nông nghiệp địa phương thì ngành trồng trọt chiếm cao nhất 74,7%, chăn nuôi 22,3% và dịch vụ 3%. Trong 9 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng GRDP toàn ngành ước đạt 3,53%. Trong đó ngành trồng trọt tăng 4,71%, chăn nuôi giảm 0,003%, lâm nghiệp tăng 3,93% và thủy sản tăng 4,4%. Tốc độ tăng trưởng trên thấp 1,86% so với cùng kỳ năm 2023 (5,39%), thấp hơn 0,53% so với 9 tháng năm 2022 (4,06%) và thấp hơn 0,99% so với năm 2021 (4,52%).

Qua đánh giá cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do mức tăng của lĩnh vực trồng trọt (chiếm 74,7% giá trị ngành Nông nghiệp) thấp hơn so với các năm. Trong đó, cây hằng năm (chiếm 76% giá trị ngành trồng trọt) tăng 3,7% nhưng thấp hơn 3,74% so với mức tăng 9 tháng năm 2023 và thấp hơn 3,16% so với mức tăng 9 tháng năm 2022.

Bên cạnh đó, diện tích chuyển đổi sang các loại cây có hiệu quả kinh tế cao như cây ăn quả, mắc ca trong các năm vừa qua tăng nhanh. Tuy nhiên, phần lớn các diện tích chưa cho sản phẩm (diện tích cho sản phẩm của cây ăn quả hiện chiếm khoảng 63% diện tích gieo trồng; mắc ca 36 %).

Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi (chiếm 22% giá trị ngành Nông nghiệp) giảm 0,003%. Nguyên nhân, giá bán sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng) ở mức thấp, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao dẫn đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi còn thấp; các vấn đề về môi trường, dịch bệnh, quỹ đất thu hẹp đã ảnh hưởng đến hoạt động tái đầu tư sản xuất; tăng đàn của người dân.

Bên cạnh những khó khăn, ngành nông nghiệp Lâm Đồng vẫn đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, nông nghiệp công nghệ cao phát triển, diện tích nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục tăng, đạt trên 21% diện tích canh tác, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 98,2%, số lượng hợp tác xã nông nghiệp tăng lên đáng kể.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, trong tổng số 10 chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2024 thì tới hết tháng 9 đã cơ bản đạt tiến độ, trong đó 1 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch (chỉ tiêu thành lập hợp tác xã).

Để khắc phục những khó khăn và tận dụng các cơ hội, thực hiện có hiệu quả chiến lược "Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050"; Nghị quyết số 21, ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh các giải pháp trọng tâm những tháng còn lại trong năm 2024, cụ thể tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, hoàn thành các mục tiêu năm 2024, đặc biệt là công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, đẩy mạnh các chương trình, thực hiện hiệu quả các đề án về bảo vệ rừng, trồng rừng, và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, củng cố kinh tế tập thể, hỗ trợ các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các địa phương, chủ thể hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của ngành Nông nghiệp năm 2024, đảm bảo tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đạt trên 95%;...

Ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng với những giải pháp phù hợp và sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân, ngành nông nghiệp tỉnh nhà vẫn có nhiều tiềm năng phát triển./.

Bài liên quan

Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình - Bài 4: Đột phá chính sách, vươn mình ra biển lớn

Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình - Bài 4: Đột phá chính sách, vươn mình ra biển lớn

Từ những nỗ lực cá nhân đến sự hợp lực của cộng đồng, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để định hình lại vị thế trên bản đồ nông sản toàn cầu. Đây là câu chuyện về tầm nhìn xa, về khát vọng đưa hạt gạo, rau quả, và đặc sản hữu cơ của Việt Nam không chỉ chinh phục thị trường nội địa mà còn khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng và bền vững cho muôn đời sau.
Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình - Bài 3: Khai phóng tiềm năng, bứt phá rào cản

Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình - Bài 3: Khai phóng tiềm năng, bứt phá rào cản

Ẩn sâu trong lòng đất là những tiềm năng vô hạn để phát triển nông nghiệp hữu cơ, từ kinh nghiệm ngàn đời đến thiên nhiên ưu đãi. Nhưng để biến tiềm năng ấy thành hiện thực, chúng ta phải đối mặt với không ít "bức tường" kiên cố về quy mô nhỏ lẻ, chi phí cao và công nghệ chưa đồng bộ. Lắng nghe tiếng nói từ chuyên gia và người nông dân, chúng ta sẽ cùng nhau tìm kiếm những "chìa khóa" để khai phóng sức mạnh tiềm tàng, mở ra con đường sáng cho nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình - Bài 2: “Ươm mầm” nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Nông nghiệp hữu cơ qua thời "lẻ bóng bơ vơ" một mình - Bài 2: “Ươm mầm” nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Việt Nam đang đón nhận một cuộc cách mạng thầm lặng trên đồng ruộng, cuộc cách mạng hữu cơ. Từ những trang trại nhỏ bé đến những dự án lớn hơn, tinh thần gìn giữ đất mẹ và sản xuất sạch đang lan tỏa mạnh mẽ. Đây là những bước chuyển mình đầy ý nghĩa, không chỉ vì lợi ích kinh tế, mà còn vì sức khỏe cộng đồng và một tương lai bền vững, nơi thiên nhiên và con người cùng hòa hợp phát triển.
Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm trên đà tăng trưởng

Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm trên đà tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh nhiều chỉ tiêu đã vượt kế hoạch đề ra, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GRDP của tỉnh. Tạo nền tảng để toàn ngành kỳ vọng bứt phá trong những tháng cuối năm.
Lâm Đồng:Tăng cường quản lý đất nông nghiệp, rừng sản xuất tại nơi nguy cơ bị lấn, chiếm trái phép

Lâm Đồng:Tăng cường quản lý đất nông nghiệp, rừng sản xuất tại nơi nguy cơ bị lấn, chiếm trái phép

Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu tăng cường công tác quản lý hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, rừng sản xuất tại các khu vực có nguy cơ bị lấn, chiếm, phân lô bán nền trái phép.
Lâm Đồng: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, cây đổ, xe bẹp dúm

Lâm Đồng: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, cây đổ, xe bẹp dúm

Tỉnh Lâm Đồng đang gánh chịu những thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 3. Trong hai ngày qua, đặc biệt là sáng nay, gió giật rất mạnh đã gây ra nhiều tổn thất lớn về tài sản của người dân.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 25/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản 25/7/2025: Giá gạo, cà phê tiếp đà tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá gạo tăng, lúa tươi bình ổn, tiêu giữ giá, đáng chú ý cà phê tiếp tục tăng nhẹ từ 400 đến 500 đồng/kg so với hôm qua.
Trồng hoa thiên lý, hướng thoát nghèo bền vững cho người nông dân

Trồng hoa thiên lý, hướng thoát nghèo bền vững cho người nông dân

Những năm trở lại đây, nhiều hộ dân tại xã Công Chính (Thanh Hóa) đã vươn lên làm giàu từ việc trồng hoa thiên lý. Toàn xã hiện có 40ha hoa thiên lý đang cho thu hoạch và diện tích trồng đang ngày càng được mở rộng, tạo thu nhập ổn định cho đời sống bà con nhân dân.
Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng là một trong những địa phương có nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú. Nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho khu vực này, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống phân phối và liên kết sản xuất – tiêu thụ, mang lại hiệu quả rõ nét.
Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Thời gian qua, nhiều HTX ở Lào Cai đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào công tác quản lý, vận hành, sản xuất và quảng bá tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao... Từ đó, đóng góp hiệu quả vào việc giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ giá, đáng chú ý cà phê tăng giá kỷ lục từ 3.200 đến 3.700 đồng/kg so với hôm qua.
Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo thống kê từ Thuế tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 30-6-2025, toàn tỉnh có trên 68 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, trên 8 ngàn doanh nghiệp thuộc Thuế tỉnh Đồng Nai quản lý, trên 60 ngàn doanh nghiệp do 10 đơn vị thuế cơ sở quản lý.
Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Ông Nguyễn Văn Quynh, bản Liên Hà 5, xã Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là người tiên phong đưa ốc nhồi về địa phương nuôi, loài vật “siêu mắn đẻ” này phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập ổn định, mang về cho gia đình ông hàng trăm triệu mỗi năm.
Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Giống lợn bản địa Móng Cái là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, đã từng bước trở thành điểm nhấn trong thương hiệu nông nghiệp của TP Móng Cái. Để phát triển và có thương hiệu là nhờ vào cuộc của tỉnh Quảng Ninh, chính quyền địa phương, các nhà khoa học và những người nông dân.
Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Đó là mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu của anh Võ Văn Ngươn ở ấp 7, xã Khánh Lâm, tỉnh Cà Mau. Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm anh Ngươn đã trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu trên địa bàn.
Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Phòng Giao Dịch NHCSXH Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị đã thông qua nhiều chương trình cho vay tín dụng ưu đãi, giải ngân gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế, từng bước giúp bà con nơi đây dần thoát nghèo…
Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh hàng loạt từ 1.500 - 1.900 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, trong khi đó cà phê và tiêu ổn định so với hôm qua.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính