Chủ nhật 27/07/2025 14:43Chủ nhật 27/07/2025 14:43 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nông nghiệp Tuyên Quang trên đà bứt phá đi lên

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Là tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc với những lợi thế về tự nhiên, xã hội, tỉnh Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ.

Ngay sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, BCH Đảng bộ tỉnh, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành và cụ thể hóa thành những quyết sách quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những quyết sách này với các cơ chế, chính sách hỗ trợ thông thoáng, phù hợp đã trở thành đòn bẩy, động lực, có tác động tích cực để nông nghiệp Tuyên Quang tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - PTNT Lê Minh Hoan và các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng khách quốc tế thăm gian trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu biểu của Tuyên Quang
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - PTNT Lê Minh Hoan và các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng khách quốc tế thăm gian trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu biểu của Tuyên Quang

Theo đồng chí Nguyễn Văn Việt, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu ban hành 1 nghị quyết của Tỉnh ủy, 1 nghị quyết của HĐND tỉnh, 2 đề án và 10 chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh. Sở cũng biên soạn thành cuốn tài liệu cấp phát cho các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố để tổ chức thực hiện. Từ năm 2021 đến nay, Sở đã xác định 128 việc trọng tâm giao cho các đơn vị trực thuộc để tổ chức thực hiện, đánh giá thường xuyên tiến độ.

Cũng theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII cho thấy những quyết sách của tỉnh đã góp phần quan trọng đưa các chỉ tiêu chủ yếu về nông nghiệp ước đạt và vượt kế hoạch đề ra so với mục tiêu nghị quyết. Đó là: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước năm 2023 tăng bình quân trên 4%/năm, đạt mục tiêu nghị quyết. Số đã đạt chuẩn nông thôn mới lũy kế có 74 xã, đạt 87% kế hoạch giai đoạn 2021-2025, dự kiến năm 2025 có 90 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có thêm một huyện đạt nông thôn mới, vượt mục tiêu nghị quyết. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 ước đạt trên 65%. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh trồng trên 31 nghìn ha rừng, vượt 8% so với mục tiêu kế hoạch, đạt trên 66% kế hoạch của cả giai đoạn 2021-2025...

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi năm 2022
Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi năm 2022

Hiện GRDP khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đứng thứ 5 trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Tổng diện tích các cây trồng được sản xuất theo tiêu chuẩn trên 3.200 ha, toàn tỉnh đã cấp 9 mã số vùng trồng, 3 mã số cơ sở đóng góp cho các sản phẩm nông sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Chăn nuôi đã chuyển dịch dần sang chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại liên kết. Tốc độ tăng sản lượng cá bình quân đạt 8,3%/năm, sản lượng cá đặc sản tăng bình quân 27%/năm.

Toàn tỉnh đã hình thành 76 liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, có 191 sản phẩm OCOP của 134 chủ thể, đứng thứ 4 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc về số lượng sản phẩm OCOP; 107 sản phẩm đã được bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, có trên 200 sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc, 4 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý.

Những kết quả ấn tượng trên đây khẳng định các quyết sách đã và đang được triển khai từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã tạo đà để nông nghiệp của tỉnh bứt phá mạnh mẽ và phát triển bền vững.

Bài liên quan

Tuyên Quang: Vẽ nên bức tranh nông thôn mới xanh tươi

Tuyên Quang: Vẽ nên bức tranh nông thôn mới xanh tươi

Tuyên Quang đang khoác lên mình chiếc áo mới của nông thôn mới với những con đường hoa rực rỡ, cánh đồng xanh mướt nhờ phong trào "Sản xuất xanh", "Đoạn đường nở hoa".
Tuyên Quang: 57 HTX có mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, hữu cơ

Tuyên Quang: 57 HTX có mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, hữu cơ

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang tích cực vận động, tuyên truyền các HTX thành viên trên địa bàn tỉnh tập trung sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Từ "có gì bán nấy" sang "thị trường cần gì sản xuất nấy": Chìa khóa phát triển nông nghiệp

Từ "có gì bán nấy" sang "thị trường cần gì sản xuất nấy": Chìa khóa phát triển nông nghiệp

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tư duy "thị trường cần gì, sản xuất thứ ấy" đã trở thành kim chỉ nam quan trọng để định hướng lại nền nông nghiệp Việt Nam. Không còn là việc sản xuất theo phong trào, theo kinh nghiệm hay tự phát, mà là một chiến lược sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, từ đó tạo ra giá trị bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân và định vị thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế.
6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

Sử dụng men vi sinh phối hợp với phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi tạo thành nguồn phân hữu cơ hiệu quả là cách làm mà nhiều nông dân đang triển khai thực hiện.
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp: Cuộc cách mạng xanh của thời đại

Công nghệ sinh học trong nông nghiệp: Cuộc cách mạng xanh của thời đại

Khi toàn cầu đang đối mặt với những thách thức lớn về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, và suy thoái tài nguyên, công nghệ sinh học trong nông nghiệp nổi lên như một giải pháp then chốt, mang tính cách mạng. Đây không chỉ là việc ứng dụng các kỹ thuật sinh học vào sản xuất mà còn là cả một triết lý mới, định hình lại cách chúng ta trồng trọt, chăn nuôi và bảo quản nông sản, hướng tới một nền nông nghiệp thông minh, hiệu quả và bền vững.
Chứng nhận hữu cơ trong nông nghiệp: Nền tảng của lòng tin và sự phát triển bền vững

Chứng nhận hữu cơ trong nông nghiệp: Nền tảng của lòng tin và sự phát triển bền vững

Ngành nông nghiệp hữu cơ đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trên toàn cầu, không chỉ vì lợi ích về sức khỏe con người mà còn vì cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và uy tín của các sản phẩm hữu cơ, vai trò của các tổ chức chứng nhận hữu cơ là không thể thiếu. Họ chính là những "người gác cổng" đáng tin cậy, xác minh rằng các trang trại và nhà sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hữu cơ đã được thiết lập.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn ngay từ những ngày đầu hoạt động, nhưng với tiềm năng phát triển nhanh chóng của các sản phẩm hữu cơ cùng với vai trò quan trọng của hệ thống PGS trong việc hỗ trợ sản xuất. Cần phải có một cơ chế rõ ràng để định hướng PGS phát triển hơn nữa trong tương lai nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nền nông nghiệp của nước ta hiện nay.
Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Mô hình trồng dừa hữu cơ gắn với tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
"Organic Vibes" đưa Nông nghiệp Hữu cơ đến gần hơn với Gen Z

"Organic Vibes" đưa Nông nghiệp Hữu cơ đến gần hơn với Gen Z

Sự kiện trải nghiệm "Organic Vibes," một phần quan trọng của chiến dịch truyền thông phi lợi nhuận "Hữu cơ Easy," sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 tháng 7 năm 2025 tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Hướng đến thế hệ Gen Z, sự kiện hứa hẹn mang đến một không gian sáng tạo và truyền cảm hứng, giúp nông nghiệp hữu cơ trở nên gần gũi và thú vị hơn bao giờ hết.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Không chỉ cung cấp chứng nhận bảo đảm sự an toàn, được đánh giá bởi nhiều cá nhân và tổ chức liên quan trực tiếp đến việc giám sát, cam kết chất lượng sản phẩm khi cung cấp ra thị trường. Hệ thống PGS, còn mang lại nhiều giá trị lợi ích thiết thực cho các bên tham gia nhằm hỗ trợ mở rộng sản xuất và kết nối thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Trồng cây thảo dược quý dưới tán rừng tự nhiên đang là hướng đi mới, bền vững, tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây ở các khu vực miền núi. Việc trồng dược liệu dưới tán rừng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho nhân dân mà còn giảm tải sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên, giúp khai thác, bảo vệ hệ sinh thái rừng một cách bền vững.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW, được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta về vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính