Chủ nhật 27/07/2025 06:45Chủ nhật 27/07/2025 06:45 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Sức sống mới nơi biên cương xanh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Con đèo mang tên Mã Phục đẫm màu huyền tích nằm trên quốc lộ 3 nối thành phố Cao Bằng với các huyện miền Đông tỉnh Cao Bằng nhìn từ phía xa như một dải lụa uốn lượn trên lưng chừng núi. Con đèo giờ đã được cắt cua, mặt đường mở rộng, thảm nhựa phẳng phiu đủ cho xe ô tô tải trọng lớn đi lại tránh nhau dễ dàng. Song, đèo Mã Phục vẫn nổi tiếng cheo leo, hiểm trở, heo hút, nhưng quang cảnh thì thật hùng vỹ, ngoạn mục.
Sức sống mới nơi biên cương xanh

Mía nguyên liệu được huyện Quảng Hoà xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông thôn. Ảnh Quốc Sơn.

Vùng quê đất không nghỉ, 4 mùa xanh

Cách thành phố Cao Bằng 14 km đến xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An là vào chân đèo Mã Phục. Chiếc xe ô tô chở chúng tôi bắt đầu leo đèo, độ cao con đèo cứ tăng dần theo từng khúc cua làm mọi người trên xe nghiêng ngả. Qua kính cửa xe, hai bên đèo những dãy núi đá sừng sững dựng thành, dựng vách tràn một màu xanh mãn nhãn của cỏ cây hoa lá. Những vạt nắng sớm trải lên triền núi trập trùng làm quang cảnh con đèo bừng sáng, nồng nàn sắc hương trong không gian khoáng đạt, lòng người xốn xang, vẻ đẹp mê hồn.

Là người quê Quảng Hoà chính hiệu, anh lái xe hay chuyện say sưa kể với tôi về đèo Mã Phục của quê hương mình bằng giọng điệu tự hào. Anh kể, “Mã Phục”, con đèo nằm trên tuyến du lịch phía đông “Trải nghiệm văn hoá bản địa ở xứ sở thần tiên” của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Đèo qua 7 tầng dốc, dài hơn 3,5 km, trên độ cao 700 m so với mực nước biển. Khu vực này khoảng 260 triệu năm trước có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Dung nham núi lửa phun lên trong nước biển bị nguội đột ngột tạo thành dung nham cầu gối. Không chỉ có giá trị đặc biệt về địa chất, địa mạo, đèo Mã Phục còn chứa trong đó câu chuyện đẫm màu huyền tích. Theo tích xưa, giữa thế kỷ thứ XI, thủ lĩnh người Tày Cao Bằng tên Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân địa phương chống lại nhà Tống ở phương bắc. Trong một lần tuần tra biên giới trở về đến địa phận xã Quốc Toản, huyện Quảng Hoà ngày nay gặp con đèo quanh co, dốc đứng án ngữ trước mặt, ngựa của Nùng Trí Cao bị khuỵu chân không thể đi tiếp được nữa. Từ đó, dãy núi được đặt tên là Án Lại, còn con đèo này được gọi là Mã Phục. Anh còn khẳng định chắc nịch “Người Quảng Hoà quê tôi nói với nhau, ai lên Cao Bằng mà chưa một lần qua đèo Mã Phục để đến “Trải nghiệm văn hoá bản địa ở xứ sở thần tiên”, nơi được ví như “Miền cổ tích” ở Quảng Hoà quê tôi thì đừng nói là đã đến với Cao Bằng”. Nghe câu chuyện anh kể, tôi thêm hào hứng chuyến đi.

Xe chạy nhanh xuống dốc, qua nhiều quãng đường bằng phẳng, cảnh núi non kỳ vỹ, sơn thuỷ hữu tình, không gian thuần khiết, làm tinh thần phấn chấn. Phải chăng sự giao hoà giữa thiên nhiên, sự thuần khiết của đất trời đã làm nên cốt cách rất riêng của con người Quảng Hoà thuần hậu, hoà hiếu, đằm thắm, thuỷ chung, bền bỉ, lạc quan.

Đường về Quảng Hoà qua xã Phúc Sen, xã Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, hai bên đường đất đai trù mật, phì nhiêu, trên những cánh đồng, nương rẫy trồng ngô, khoai bời bời xanh tốt. Nhớ hôm làm việc với Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Quảng Hoà Đàm Đình Đạo, anh nguyên là Bí thư Đảng uỷ xã Phúc Sen, một người điềm đạm, năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới và am hiểu, nắm rất chắc cơ sở hào hứng nói với tôi “Phúc Sen, vùng quê đất không nghỉ, 4 mùa xanh”.

Sức sống mới nơi biên cương xanh

Năm 2019, Nghề rèn của người Nùng An xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Ảnh Quốc Sơn.

Có được “Phúc Sen, vùng quê đất không nghỉ, 4 mùa xanh” hôm nay, đó chính là kết quả của sự năng động, sáng tạo, đồng lòng, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân xã Phúc Sen nhiều năm qua trong triển khai thực hiện từ “Nghị quyết 3 nhiều”: Trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, làm nhiều nghề, đến “Nghị quyết 3 nhiều, 3 cùng”: Nhiều lượng, nhiều chất, nhiều giá trị; Cùng làm, cùng tiêu chuẩn, cùng chất lượng. Những nghị quyết hợp ý Đảng, lòng dân được đưa vào cuộc sống một các sinh động đã biến tiềm năng của địa phương thành thế mạnh, tạo ra luồng sinh khí mới, trở thành nguồn lực phát triển mạnh mẽ cho Phúc Sen hôm nay đổi thay đến diệu kỳ. Những cánh đồng, nương rẫy bốn mùa xanh tươi, đất và người không ngơi nghỉ; xóm làng nhà cửa san sát khang trang thơm nồng mùi chàm, cùng tiếng chát chúa âm thanh quai búa phát ra từ những xưởng rèn; những con đường bê tông sạch đẹp, phong quang toả vào các xóm, đến từng nhà; những sản phẩm nghề truyền thống dao, liềm, búa, rìu, hương thắp cùng nhiều sản phẩm nông sản rau củ quả…, được người dân sản xuất bày bán dọc quốc lộ, khách mua bán tấp nập, làm cho cuộc sống nông thôn nơi đây thật sống động.

Và hôm nay khắp làng trên, xóm dưới xã Phúc Sen, những câu chuyện thường ngày được người dân trong xã bàn rôm rả nhất luôn là câu chuyện cùng gìn giữ những nét đẹp văn hoá thuần hậu của dân tộc Nùng An; phát huy tiềm năng, nâng cao giá trị các làng nghề và nghề truyền thống, thi đua lao động sản xuất, cùng nhau làm giàu bằng chính nội lực của mình, đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới.

Sức sống mới nơi biên cương xanh

Trồng dưa hấu xen canh các cây trồng phù hợp trên cùng diện tích đem lại giá trị kinh tế cho nông dân vùng trồng huyện Quảng Hoà. Ảnh: Quốc Sơn.

Ngọt ngào vùng đất biên cương

Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Quảng Hoà Đàm Đình Đạo khẳng định, những năm gần đây, huyện Quảng Hoà đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có bước bứt phá rõ rệt, qua thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chế biến và tiêu thụ. Huyện hình thành vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi tập trung có lợi thế, đặc trưng theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, như: Mía nguyên liệu, sắn, dong riềng, chè, rau màu…, chăn nuôi trâu, bò sinh sản, vỗ béo và chăn nuôi thuỷ sản, đã có hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi giá trị thực hiện giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân. Đồng thời chú trọng phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề tiêu biểu có tiềm năng của từng địa phương, nhằm gia tăng chất lượng, giá trị sản phẩm, như: Chè Đoỏng Pán, xã Độc Lập; Chè Lũng Sâu, dao Phúc Sen, xã Phúc Sen; Miến dong Cai Bộ, xã Cai Bộ; Đường phên Bó Tờ, thị trấn Hoà Thuận…

Trong chương trình phát triển kinh tế nông thôn, cây mía nguyên liệu vẫn được huyện xác định là cây trồng chủ lực, giúp kinh tế nông thôn của huyện bứt phá. Từ khi xây dựng Nhà máy Đường Phục Hoà, được Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng tham gia vào liên kết theo chuỗi giá trị thì diện tích trồng mía nguyên liệu của huyện tăng nhanh. Hiện nay, toàn huyện đã trồng hơn 2.440 ha mía nguyên liệu tập trung tại 14 xã, thị trấn vùng quy hoạch, năng suất đạt 69 tấn/ha, sản lượng gần 168.400 tấn, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động nông thôn. Ngoài trồng mía nguyên liệu, các cây dong riềng, sắn, dưa hấu cũng đã và đang khẳng định vị thế trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tạo thêm nguồn lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện phát triển theo hướng phát huy nội lực gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đường từ thị trấn Quảng Uyên đến thị trấn Hoà Thuận, ra cửa khẩu Tà Lùng dọc theo tỉnh lộ 215 dài gần 30 km mới hoàn thành đi qua các xã: Chí Thảo, Cách Linh, Đại Sơn, mặt đường được thảm nhựa rộng rãi. Tôi đắm mình theo dòng cảm nghĩ vào sự tươi mới của các bản làng. Thiên nhiên kiến tạo cho nơi đây một sự kỳ vỹ đến lạ, sau những dải núi cao hiểm trở đều là những thung lũng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Đất ở đây trồng cây gì cũng tốt, nhất là cây mía, sắn, dưa hấu. Mía được trồng um tùm dọc hai bên đường, trên nương, dưới ruộng, tràn vào cả chân núi và sau những ngọn núi chót vót lại là những thung lũng được phủ một màu xanh bạt ngàn của mía.

Sức sống mới nơi biên cương xanh

Mô hình trồng dâu nuôi tằm của Hợp tác xã Dâu tằm Cách Linh, xã Cách Linh, huyện Quảng Hoà mở ra hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Quảng Hoà. Ảnh: Quốc Sơn.

Xã Đại Sơn là xã có diện tích trồng mía nguyên liệu nhiều nhất Quảng Hoà, cả xã hiện trồng 509 ha, năng suất đạt 69 tấn/ha, sản lượng hơn 35.000 tấn. Cùng với cây mía, cây sắn thì cây dưa hấu cũng được xã đưa vào cơ cấu chuyển đổi cây trồng cho giá trị kinh tế. Hiện, toàn xã trồng gần 27 ha dưa hấu xen canh cây sắn, sản lượng gần 1.200 tấn quả, giá trị sản xuất đạt 150 triệu – 180 triệu đồng/ha, đã cho nông dân vùng trồng nguồn thu nhập tăng thêm không hề nhỏ. Từ trồng mía, dưa hấu xen canh cây sắn, nhiều hộ thu tiền trăm triệu mỗi năm.

“Mía nguyên liệu vẫn là cây cứu cánh, cùng với cây dưa hấu trồng xen canh cây sắn đã giúp nông dân vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo và cơ hội làm giàu. Điển hình các hộ: Phan Văn Thanh, Mông Văn Duyên, xóm Bản Mới trồng hơn 1,5 ha mía, thu hoạch hơn 100 tấn mía cây, thu hơn 130 triệu đồng/năm. Các hộ: Vương Văn Đạt, Dương Văn Khuyên, xóm Bản Chu trồng 500 m2 – 800 m2 dưa hấu xen canh cây sắn trên cùng diện tích, tính cả dưa hấu và sắn cho thu nhập gần trăm triệu đến 200 triệu đồng/năm”. Phó Chủ tịch UBND xã Đại Sơn Hoàng Văn Bối cho hay.

Trên đường đến thị trấn Hoà Thuận, tôi đi thăm vườn trồng dâu nuôi tằm của HTX Dâu tằm Cách Linh, xã Cách Linh. Theo Giám đốc HTX Đoàn Văn Thời, HTX đã trồng 15 ha cây dâu từ cuối năm 2024. Thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước ở đây phù hợp nên cây dâu phát triển tốt. HTX đang đầu tư 3 tỷ đồng xây dựng 5.000 m2 nhà xưởng, 20 m2 kho lạnh, mua sắm thiết bị máy móc, vật tư để phục vụ nuôi tằm và sản xuất tằm giống, dự kiến tháng 10 này sẽ nuôi lứa tằm đầu tiên. HTX thực hiện liên kết với Công ty Dâu tằm tơ lụa Cao Bằng tham gia chuỗi giá trị sản xuất với kỳ vọng đưa khu vực này trở thành trung tâm phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm của Quảng Hoà và nghề trồng dâu, nuôi tằm sẽ là nguồn lực xứng đáng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương.

“Phát triển trồng dâu, nuôi tằm sẽ mở ra hướng đi mới rất có tiềm năng, triển vọng phát triển trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá mà huyện đề ra. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng sẽ giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều nông dân, cải thiện sinh kế, giúp người dân có nhiều cơ hội giảm nghèo, vươn lên làm giàu”. Chủ tịch UBND xã Cách Linh Đàm Văn Quang nhận định. Mong sao những kỳ vọng này sớm được trở thành hiện thực.

Rời Quảng Hoà với bao cảm xúc dâng trào để lại trong tôi dư vị ngọt ngào từ những vùng đất, miền quê biên cương giàu tiềm năng mà tôi đã qua. Những vùng đất, miền quê này đang được đội ngũ cán bộ năng động, tư duy đổi mới, nhiệt huyết đồng hành cùng những người dân lao động cần cù, sáng tạo mang trong mình khát vọng làm giàu bằng chính nội lực của mình đánh thức, khơi dậy tạo thành nguồn lực to lớn để xây dựng quê hương nơi biên cương Tổ quốc thêm giàu, thêm đẹp.

Bài liên quan

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 3: Toả sáng trong lòng dân

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 3: Toả sáng trong lòng dân

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Cao Bằng: Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Thục Phán lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Cao Bằng: Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Thục Phán lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 24/7/2025, Đảng bộ phường Thục Phán, tỉnh Cao Bằng tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 2: Biên cương xanh - Có các anh

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 2: Biên cương xanh - Có các anh

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tại xã Trùng Khánh (Cao Bằng), ngày 18/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tổ chức tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh", mỗi nhà 80 triệu đồng và đồ dùng sinh hoạt cho hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn các xã: Trùng Khánh, Đình Phong, Đoài Dương, Đàm Thủy, Trà Lĩnh, Quang Trung.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi

Lâm Đồng là một trong những địa phương có nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú. Nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho khu vực này, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống phân phối và liên kết sản xuất – tiêu thụ, mang lại hiệu quả rõ nét.
Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Lào Cai thúc đẩy phát triển HTX góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân

Thời gian qua, nhiều HTX ở Lào Cai đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào công tác quản lý, vận hành, sản xuất và quảng bá tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao... Từ đó, đóng góp hiệu quả vào việc giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản 24/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng kỷ lục

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ giá, đáng chú ý cà phê tăng giá kỷ lục từ 3.200 đến 3.700 đồng/kg so với hôm qua.
Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng Nai: 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo thống kê từ Thuế tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 30-6-2025, toàn tỉnh có trên 68 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, trên 8 ngàn doanh nghiệp thuộc Thuế tỉnh Đồng Nai quản lý, trên 60 ngàn doanh nghiệp do 10 đơn vị thuế cơ sở quản lý.
Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Ông Nguyễn Văn Quynh, bản Liên Hà 5, xã Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là người tiên phong đưa ốc nhồi về địa phương nuôi, loài vật “siêu mắn đẻ” này phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập ổn định, mang về cho gia đình ông hàng trăm triệu mỗi năm.
Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Quảng Ninh: Bảo tồn, phát triển và nâng tầm thương hiệu lợn Móng Cái

Giống lợn bản địa Móng Cái là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, đã từng bước trở thành điểm nhấn trong thương hiệu nông nghiệp của TP Móng Cái. Để phát triển và có thương hiệu là nhờ vào cuộc của tỉnh Quảng Ninh, chính quyền địa phương, các nhà khoa học và những người nông dân.
Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu

Đó là mô hình sản xuất kết hợp lúa – rau màu của anh Võ Văn Ngươn ở ấp 7, xã Khánh Lâm, tỉnh Cà Mau. Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm anh Ngươn đã trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu trên địa bàn.
Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Quảng Trị: Gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế

Phòng Giao Dịch NHCSXH Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị đã thông qua nhiều chương trình cho vay tín dụng ưu đãi, giải ngân gần 6 tỷ đồng hỗ trợ bà con DTTS Ma Coong phát triển kinh tế, từng bước giúp bà con nơi đây dần thoát nghèo…
Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản 23/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh hàng loạt từ 1.500 - 1.900 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản 22/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, trong khi đó cà phê và tiêu ổn định so với hôm qua.
Nông nghiệp Lâm Đồng quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng trên 5,5%

Nông nghiệp Lâm Đồng quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng trên 5,5%

Trước mục tiêu 6 tháng cuối năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản từ 5,5% trở lên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đang tập trung triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, từ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng nông nghiệp công nghệ cao đến phát triển chăn nuôi quy mô lớn, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Theo Chi cục Thống kê TP.Hải Phòng, trong 6 tháng đầu năm 2025 sản xuất nông nghiệp thành phố Hải Phòng (mới) duy trì ổn định, năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2024.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính