Thứ ba 22/07/2025 14:02Thứ ba 22/07/2025 14:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Hà Nội tìm giải pháp bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 14/3/2025, UBND Tp. Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội".
Ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; GS.VS Châu Văn Minh - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hội thảo còn có sự tham gia của 250 đại biểu, trong đó có đại diện các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế; lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND, lãnh đạo các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã; các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp…

Giải quyết vấn đề môi trường là nhiệm vụ cấp bách

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội khẳng định, Hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phân tích các nguyên nhân và tìm ra giải pháp thực chất, hiệu quả để hướng tới việc nâng cao chất lượng môi trường của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hà Nội là đô thị đặc biệt, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là đô thị có diện tích và dân số lớn hàng đầu cả nước; có tốc độ đô thị hóa nhanh, khu vực nội đô có tốc độ tăng dân số cơ học rất lớn. Đồng thời Hà Nội là trung tâm của Vùng đồng bằng sông Hồng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Với những đặc điểm này, Hà Nội luôn đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, quá tải trong xử lý chất thải rắn, nước thải…

Những năm qua, công tác bảo vệ môi trường Thủ đô luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo Thành phố quan tâm hàng đầu. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Trung ương, Thành phố và đã được tổ chức triển khai thực hiện như: Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 và 2 Quy hoạch của Thủ đô mới được phê duyệt. Trong đó, Luật Thủ đô đã nêu cụ thể một số nhiệm vụ cần triển khai về xác định vùng phát thải thấp. Tại Quy hoạch Thủ đô, vấn đề môi trường được đặt lên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong số các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần giải quyết của Thủ đô trong giai đoạn 2025 - 2030.

Các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo.
Các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo.

Trên cơ sở đó, thành phố Hà Nội đã quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường, có thể kể đến như: Thực hiện các giải pháp giảm phương tiện xe cá nhân, tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi giao thông xanh, xóa bỏ tình trạng đốt than tổ ong, tăng cường rửa đường, giám sát vệ sinh môi trường các công trình xây dựng… Xử lý nước thải, làm sạch các dòng sông; Hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, thí điểm phân loại rác tại nguồn tại 5 quận nội thành…

“Tuy nhiên, chất lượng môi trường tại Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí. Để giải quyết “bài toán” này, thành phố Hà Nội rất mong muốn có sự chung tay, đồng hành, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố”- ông Trần Sỹ Thanh chia sẻ.

Ông Trần Sỹ Thanh cũng bày tỏ mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý hãy tham góp nhiều ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, những giải pháp khả thi cần ưu tiên để có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng môi trường, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Để Hội thảo đạt kết quả cao, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị tập trung vào 3 nhóm vấn đề trọng tâm:

Thứ nhất, nhận diện các vấn đề môi trường cấp bách của Thủ đô Hà Nội, trong đó trọng tâm xác định các vấn đề về ô nhiễm môi trường (đặc biệt là ô nhiễm không khí), xác định cụ thể nguồn gây ô nhiễm.

Thứ hai, kinh nghiệm quốc tế trong xử lý ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường phù hợp với TP.Hà Nội.

Thứ ba, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường Thủ đô nhằm đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường đã đặt ra trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tập trung vào các giải pháp về công nghệ, quản lý.

Ứng dụng công nghệ để tạo môi trường xanh, phát triển bền vững

Phát biểu tại hội thảo, GS.VS Châu Văn Minh - Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Hà Nội cũng như nhiều đô thị lớn trên thế giới trong quá trình phát triển phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chất thải sinh hoạt, chất thải rắn…

“Những vấn đề trên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng mà còn có khả năng làm giảm khả năng thu hút đầu tư của Hà Nội cũng như sự phát triển bền vững của Thủ đô" - GS.VS Châu Văn Minh khẳng định.

Theo GS.VS Châu Văn Minh, với thực trạng của môi trường Hà Nội như hiện nay, việc tìm kiếm các các giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Một trong những yếu tố để giải quyết đó là ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường. Điều này có thể thấy rõ tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với nhiều giải pháp đã được áp dụng, mang lại hiệu quả.

Theo TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam trong bài tham luận “Một số giải pháp cấp bách xử lý ô nhiễm môi trường tại Hà Nội” - vấn đề ô nhiễm không khí” đã đưa ra giải pháp cấp bách nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Chuyển đổi số để chuyển đổi xanh trong giai đoạn 2025 - 20230; tiếp cận đa ngành; quản lý chất thải sinh hoạt; liên kết vùng.

TS Hoàng Dương Tùng cho rằng, cơ hội giải quyết ô nhiễm không khí, và các vấn đề môi trường của Hà Nội hiện đã chín muồi và hội tụ nên chỉ cần sự quyết tâm và chung tay của tất cả các bên, với các giải pháp cấp bách và hiệu quả, vấn đề ô nhiễm không khí của Thủ đô sẽ dần được giải quyết.

Đồng tình với ý kiến này, GS.TS Chu Hoàng Hà - Phó Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam nhấn mạnh, việc ứng dụng khoa học công nghệ là cần thiết để có các giải pháp triệt để trong quản lý và bảo vệ môi trường.

“Hà Nội cũng đang có sự đầu tư lớn trong hệ thống thu gom, xử lý rác thải và cho thấy sự chuyển biến lớn trong thời gian qua. Đây là minh chứng cho thấy, việc sử dụng công nghệ là điều tối quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp để chấm dứt việc ô nhiễm môi trường”, GS.TS Chu Hoàng Hà cho biết.

Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam hiện đang sẵn sàng hỗ trợ trong xây dựng hệ thống dữ liệu, cũng như chuyển giao công nghệ với Hà Nội trong việc quản lý và bảo vệ môi trường.

Hà Nội tìm giải pháp bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
TS. Zbigniew Klimont chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng không khí ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng không khí ở Bắc Kinh (Trung Quốc), TS. Zbigniew Klimont – Trưởng nhóm nghiên cứu về Quản lý ô nhiễm, Chương trình Năng lượng, Khí hậu và Môi trường tổ chức IIASA (Viện phân tích Hệ thống ứng dụng Quốc tế) cũng cho rằng: Bài học từ cuộc chiến chống ô nhiễm không khí của Bắc Kinh đó là: Cần phải kiểm soát khí thải của phương tiện là rất quan trọng đối với không khí sạch, đặc biệt, ô tô và xe tải cũ. Đối với các doanh nghiệp tư nhân ít có động lực để lắp đặt thiết bị kiểm soát khí thải cho đến khi họ bị yêu cầu phải làm như vậy. Chính phủ nên xem xét các cách khác để khuyến khích các công ty làm điều đúng đắn; Thông tin là sức mạnh. Sự minh bạch về dữ liệu cho phép tất cả các thành phần của xã hội tham gia vào việc đạt được các mục tiêu môi trường; Ô nhiễm không khí vượt qua mọi ranh giới hành chính: quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương. Hợp tác xuyên biên giới là rất quan trọng để tạo ra các giải pháp hiệu quả và lâu dài…

Kết thúc Hội thảo, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng: Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, Ban Tổ chức sẽ hoàn thiện nội dung, xuất bản Kỷ yếu hội thảo. Đây sẽ là tài liệu quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường của Thủ đô, cũng như việc xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.

Thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội xây dựng các cơ chế khuyến khích, xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách vào các công trình xử lý chất thải rắn, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường; phát triển các nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại, thu hồi năng lượng, thân thiện môi trường theo quy hoạch; phát triển các dự án tại khu vực phía Nam, Tây Nam để giảm khoảng cách vận chuyển cho các địa bàn tại khu vực này và tiến tới tiến tới loại bỏ hoàn toàn chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Đồng thời, UBND thành phố tăng cường công tác quản lý đất đai, đặc biệt tại các khu đất trống, cần có biện pháp rào chắn, quản lý không để đổ trộm chất thải; đôn đốc, kiểm tra duy trì tốt vệ sinh môi trường, đặc biệt trong các dịp lễ, tết, sự kiện quan trọng; gắn trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương, các cá nhân được phân công phụ trách nếu để xảy ra tình trạng đổ chất thải, rác thải, phế thải xây dựng không đúng nơi quy định tại địa bàn quản lý.

Hà Nội tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân nhằm nâng cao ý thức, tích cực tham gia phản ánh, thông tin các hành vi vi phạm, phối hợp với lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng tiến tới giảm thiểu khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý môi trường, quản lý chất thải rắn cho công chức làm công tác quản lý nhà nước về môi trường…

Toàn cảnh Hội Thảo.
Toàn cảnh Hội Thảo.

Bài liên quan

Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã công nhận hơn 3.400 sản phẩm, dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng.
Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam (TP. Hà Nội) vừa chính thức phát động phong trào “Lĩnh Nam vì môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp” với sự tham gia đồng loạt của hệ thống chính trị, đoàn thể, trường học và nhân dân.
Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông, bãi nổi

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông, bãi nổi

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn.
Đầu tư xây dựng thương hiệu lúa tại Thủ đô

Đầu tư xây dựng thương hiệu lúa tại Thủ đô

Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 3359/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Ngày 28/6, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thanh Hóa: Tìm giải pháp xử lý tình trạng vứt xác lợn chết xuống kênh

Thanh Hóa: Tìm giải pháp xử lý tình trạng vứt xác lợn chết xuống kênh

Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng lợn chết bị vứt xuống kênh, mương gây ô nhiễm môi trường.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là dự án đầu tiên trên thế giới

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là dự án đầu tiên trên thế giới

Khẳng định Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là dự án đầu tiên trên thế giới cũng là niềm tự hào của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự chủ động của các tỉnh ĐBSCL trong việc triển khai các mô hình và sự vào cuộc, hưởng ứng tích cực của bà con nông dân và các HTX.
Chuyển đổi xe xăng sang xe điện ở đô thị: Lợi ích lớn, khó khăn thách thức còn nhiều

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện ở đô thị: Lợi ích lớn, khó khăn thách thức còn nhiều

Việc chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện đang là một xu hướng tất yếu trên toàn cầu, đặc biệt tại các đô thị lớn, nơi ô nhiễm không khí và tiếng ồn đang trở thành vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, quá trình này không hề đơn giản mà bao gồm cả những khó khăn đáng kể và những thuận lợi hấp dẫn. Việc hiểu rõ cả hai mặt sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tương lai di chuyển trong đô thị. Mặc dù xe điện mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc thay thế hoàn toàn xe xăng ở đô thị vẫn còn đối mặt với nhiều rào cản.
Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang tái bùng phát trên diện rộng tại các xã ở Nghệ An. Trong khi đó, lợn chết được vứt bừa bãi ở một số nơi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam (TP. Hà Nội) vừa chính thức phát động phong trào “Lĩnh Nam vì môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp” với sự tham gia đồng loạt của hệ thống chính trị, đoàn thể, trường học và nhân dân.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Tọa đàm “Kết nối, hợp tác phát triển du lịch” ngay sau sáp nhập với Kon Tum. Từ đây, chiến lược mới được định hình, hướng tới phát triển du lịch bền vững, liên kết và đậm đà bản sắc.
Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh Lào Cai ước đạt con số ấn tượng 2.474 tỷ đồng. Người dân đã hăng hái trồng mới hơn 12.000 ha rừng; biến những mảnh đồi trọc thành “vàng xanh”, góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 61,37%.
Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ, với dáng vẻ mạnh mẽ, vươn cao và tán lá xòe rộng như những chiếc quạt khổng lồ, là một biểu tượng quen thuộc của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Không chỉ mang vẻ đẹp cảnh quan đặc trưng, cây cọ còn có giá trị kinh tế và văn hóa sâu sắc, gắn liền với đời sống của nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure mô tả Sơn Đoòng như một “kỳ quan thiên nhiên siêu thực” với những mái vòm khổng lồ, hệ sinh thái rừng nguyên sinh nằm sâu trong lòng đất, cùng một hệ thống sông ngầm và vi khí hậu riêng biệt…
Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi bãi tập kết đầu trâu, nội tạng động vật ở phường Vinh Phú (tỉnh Nghệ An), chính quyền địa phương đã có phương án xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh.
Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Bạch Long Vĩ, hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, không chỉ giữ vai trò chiến lược quan trọng mà còn là một kho báu tự nhiên với hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú. Thế nhưng, sự phát triển kinh tế – xã hội cùng những tác động từ biến đổi khí hậu đang đặt ra không ít thách thức cho việc bảo tồn và phát triển bền vững tại đây. Hướng tới một “Bạch Long Vĩ Xanh” không chỉ là một mục tiêu mà đã trở thành định hướng chiến lược, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính