Thứ ba 22/07/2025 02:40Thứ ba 22/07/2025 02:40 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình theo hướng bền vững và hiện đại hóa, những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được chú trọng. Tại Cao Bằng, tỉnh miền núi nhiều khó khăn, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là nấm hương, đang dần mở rahướng đi mới cho người nông dân. Trong số các mô hình nổi bật, cơ sở sản xuất nấm hương Việt Trúc Mai, thuộc xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng được nhiều người biết đến như một điểm sáng tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Người lao động cơ sở sản xuất nấm hương Việt Trúc Mai, xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng thu hoạch nấm.

Anh Đỗ Văn Viên, chủ cơ sở nấm Việt Trúc Mai mặc dù không phải là người đầu tiên ở Cao Bằng trồng nấm nhưng lại là người dám chọn một con đường sản xuất nấm khác biệt. Trước năm 2018, phần lớn các hộ trồng nấm ở địa phương đều sản xuất theo phương pháp truyền thống, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm khó bảo quản, đầu ra bấp bênh.

Anh Đỗ Văn Viên, chia sẻ, nhận thấy thị trường đang thiếu hụt nguồn cung sản phẩm nấm sạch, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết như trước, năm 2018, tôi quyết tâm đầu tư hệ thống trồng nấm hương, nấm sò hữu cơ theo hướng hiện đại nhằm cung cấp nguồn hàng lớn, đa dạng cho thị trường.

Ngay từ khi bắt đầu, cơ sở đã định hướng theo mô hình hữu cơ, không sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng, không chất bảo quản. Quan trọng hơn, sản xuất được vận hành theo chuỗi khép kín, có sự kiểm soát từng khâu từ nguyên liệu đầu vào đến khi đóng gói sản phẩm.

Từ quy mô 2.000 m2 ban đầu, đến nay, cơ sở đầu tư hơn 5 tỷ đồng mở rộng diện tích lên gần 1 ha, xây dựng nhà xưởng, trang bị đầy đủ thiết bị máy móc tiên tiến phục vụ nuôi cấy nấm, như: Máy trộn nguyên liệu, nghiền mùn cưa, đóng bịch, điều chỉnh nhiệt độ, máy hấp khử mùi, máy sấy, các khung giàn đặt phôi nấm… Đặc biệt, đầu tư kho lạnh có sức chứa đến 2 tấn, bảo quản nấm tươi ở nhiệt độ 1 - 3OC và 4 phòng lạnh, diện tích 100 m2/phòng, chi phí 450 triệu đồng/phòng với hệ thống quạt gió và điều hòa 24/24 giờ để đảm bảo duy trì nhiệt độ ở mức 15 - 22OC. Nhờ vậy, cơ sở chủ động điều tiết được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp với điều kiện nuôi cấy nấm hương trái vụ trong mùa hè.Quy trình nuôi trồng nấm được cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn hữu cơ, duy trì an toàn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, xử lý phôi, chăm sóc đến thu hoạch, sơ chế, đóng gói sản phẩm. Cơ sở nghiên cứu thành công việc để giống, nhân giống nấm kỹ thuật cao, kiểm soát tốt chất lượng giống đầu vào và giám sát chặt chẽ toàn bộ quy trình nuôi trồng nấm.

Nhờ chủ động đầu tư hệ thống điều khiển vi khí hậu, cơ sở không bị phụ thuộc vào thời tiết như các mô hình truyền thống, từ đó sản xuất được nấm trái vụ quanh năm. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất nấm hương Việt Trúc Mai đưa ra thị trường từ 40 – 50 tấn nấm hương và nấm sò hữu cơ, phần lớn là sản phẩm trái vụ, có giá bán từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, cao hơn nấm chính vụ khoảng 20.000 đồng/kg.

Một trong những rào cản lớn đối với người trồng nấm là phụ thuộc vào nguồn giống bên ngoài, nhất là giống chất lượng cao. Anh Viên nhận thấy điều đó, từ năm 2020, cơ sở bắt đầu nghiên cứu việc để giống và nhân giống nấm ngay tại chỗ. Việc làm chủ kỹ thuật không chỉ giúp tiết giảm chi phí mà còn nâng cao chất lượng nấm, đảm bảo ổn định sinh trưởng và năng suất.

Toàn bộ quy trình nhân giống đều được giám sát chặt chẽ, tuân thủ điều kiện vô trùng và tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Nhờ đó, tỷ lệ thành công khi trồng nấm từ giống nội bộ đạt trên 90%, cao hơn mặt bằng chung ngành trồng nấm tại địa phương.

Bình quân mỗi năm doanh thu của cơ sở đạt khoảng 2 tỷ đồng, một phần nhờ giá bán sản phẩm trái vụ ổn định, phần khác nhờ chi phí vận hành được kiểm soát tốt do áp dụng công nghệ. Điều đáng nói không chỉ là doanh thu, mà là sự kiên trì theo đuổi mô hình sản xuất nấm hữu cơ, cho sản phẩm sạch, an toàn, góp phần vào thay đổi tư duy làm nông nghiệp tại địa phương. Hiện tại, cơ sở tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động, với mức thu nhập ổn định khoảng 6 triệu đồng/tháng/lao động.

Ngày 20/6/2022, sản phẩm nấm hương Việt Trúc Mai được cấp chứng nhận VietGAP đã khẳng định chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất an toàn của cơ sở. Ngày 20/2/2023, sản phẩm tiếp tục được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, mở ra cơ hội tiếp cận sâu hơn với thị trường tiêu dùng trong nước. Hiện nay, cơ sở đã ký hợp đồng cung ứng nấm với một số công ty thực phẩm, đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị tại một số tỉnh, thành phố lớn phía Bắc.

Dù đã gặt hái được những thành công ban đầu, cơ sở Việt Trúc Mai vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn như chi phí đầu tư ban đầu lớn, sản xuất hữu cơ yêu cầu thời gian, kỷ luật và kiểm soát chặt chẽ, điều không dễ duy trì nếu thiếu kiến thức và đội ngũ kỹ thuật bài bản. Một vấn đề khác là yếu tố địa phương, Cao Bằng giao thông khó khăn, ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển. Việc mở rộng thị trường ra các tỉnh xa gặp nhiều trở ngại về logistics, bảo quản và kết nối thương mại.

Dù còn nhiều thách thức, nhưng mô hình sản xuất nấm hương Việt Trúc Mai đã minh chứng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoàn toàn phát triển hiệu quả tại miền núi nếu có tư duy đổi mới và đầu tư bài bản. Điều quan trọng là cần có chính sách hỗ trợ thiết thực từ phía nhà nước về: Vốn, đào tạo kỹ thuật, mở rộng kênh phân phối và thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị.

Bài liên quan

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tại xã Trùng Khánh (Cao Bằng), ngày 18/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tổ chức tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh", mỗi nhà 80 triệu đồng và đồ dùng sinh hoạt cho hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn các xã: Trùng Khánh, Đình Phong, Đoài Dương, Đàm Thủy, Trà Lĩnh, Quang Trung.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đã ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi, với gần 6.000 con lợn đã bị tiêu hủy với tổng trọng lượng hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng

OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng

Với mục tiêu nâng tầm giá trị nông sản và phát triển kinh tế địa phương, Đồng Nai đang tích cực mở rộng đầu ra cho các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ hỗ trợ chủ thể đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, mã số vùng trồng đến đẩy mạnh kết nối với các sàn thương mại điện tử và hệ thống bán lẻ hiện đại. Nhờ đó, các sản phẩm OCOP Đồng Nai không chỉ vươn xa mà còn khẳng định được vị thế trên thị trường.
Bắc Kạn: Áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt

Bắc Kạn: Áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nông nghiệp hàng hóa địa phương. Đây sẽ là tiền đề để tỉnh Bắc Kạn tiếp tục thực hiện các mô hình sản xuất hữu cơ, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ nông dân chuyển hướng sang canh tác hữu cơ

Hỗ trợ nông dân chuyển hướng sang canh tác hữu cơ

Với lợi thế về đất đai, khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ nông dân áp dụng quy trình chăm sóc khoa học, chuyển hướng canh tác hữu cơ. Nhờ đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và nguồn thu nhập cho nông dân.
Từ sản xuất rau sạch đến du lịch sinh thái: Hướng đi xanh cho nông nghiệp đô thị Đà Nẵng

Từ sản xuất rau sạch đến du lịch sinh thái: Hướng đi xanh cho nông nghiệp đô thị Đà Nẵng

Giữa nhịp sống đô thị sôi động của thành phố Đà Nẵng, những vườn rau xanh mướt ở Túy Loan và La Hường đang âm thầm viết nên câu chuyện chuyển mình của nông nghiệp đô thị hiện đại.
Sản xuất nông nghiệp xanh kết hợp du lịch trải nghiệm

Sản xuất nông nghiệp xanh kết hợp du lịch trải nghiệm

Đó là mô hình của anh Võ Vinh Ca - Chủ trang trại Ca Organic Farm ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Với mô hình này, gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm và tạo việc làm cho hơn 20 lao động tại địa phương. Nhiều năm liền, anh Ca được Hội Nông dân các cấp công nhận danh hiệu là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Ước mơ đưa thương hiệu rượu men lá vươn xa

Ước mơ đưa thương hiệu rượu men lá vươn xa

Hợp tác xã rượu men lá Thanh Tâm ở thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là đơn vị vừa nấu rượu men lá theo phương pháp truyền thống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, vừa chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao
Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định số 858/QĐ-UBND công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Nông năm 2025.
Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu hướng đó, chị Đỗ Thị Thanh Thúy (xã Hòa Phước, TP. Đà Nẵng) đã khởi nghiệp với sản phẩm ổi hữu cơ, góp phần lan tỏa lối sống xanh và tiêu dùng bền vững
Nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình: Tiềm năng và thách thức

Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng để bà con nông dân nơi đây tiến hành sản xuất Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), tạo ra những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi làm nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình cũng gặp phải những thách thức khó khăn cả chủ quan và khách quan…
Vịt quay mác Mật và Khâu nhục: Hai món ẩm thực đậm hương vị núi rừng Đông Bắc

Vịt quay mác Mật và Khâu nhục: Hai món ẩm thực đậm hương vị núi rừng Đông Bắc

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những hang động kỳ vĩ, những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu mà còn níu chân du khách bởi một nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Đông Bắc. Trong số vô vàn món ngon ấy, vịt quay mác mật và khâu nhục nổi lên như một cặp đôi hoàn hảo, một bản hòa tấu hương vị vừa thơm lừng, đậm đà, vừa mềm tan, béo ngậy, gói trọn tinh túy của núi rừng và sự khéo léo của người dân xứ Lạng.
Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Lần đầu tiên, những mầm rau hữu cơ đã có mặt trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đây là kết quả của dự án tự nguyện được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ (thuộc VUSTA) kết hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân với mong muốn giúp quân dân Trường Sa cải thiện cuộc sống và tạo hệ sinh thái hữu cơ có lợi trên các đảo, góp phần phủ xanh biển đảo quê hương.
Cua, Cáy ở làng quê Việt Nam: Nguồn lợi thủy sản đa dạng

Cua, Cáy ở làng quê Việt Nam: Nguồn lợi thủy sản đa dạng

Việt Nam, với đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, là một thiên đường cho các loài giáp xác, đặc biệt là cua và cáy. Hai loài vật này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vùng nước lợ và nước mặn mà còn là nguồn thực phẩm phong phú, mang đậm hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính