Thứ ba 22/07/2025 13:21Thứ ba 22/07/2025 13:21 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Mục tiêu hoàn thành liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai vào tháng 6/2025

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo về việc thực hiện mục tiêu hoàn thành liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về đất đai vào tháng 6/2025.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo về việc thực hiện mục tiêu hoàn thành liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về đất đai vào tháng 6/2025. Ảnh Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo về việc thực hiện mục tiêu hoàn thành liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về đất đai vào tháng 6/2025. Ảnh Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Sáng 18/3 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì và chỉ đạo Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo về việc thực hiện mục tiêu hoàn thành liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về đất đai vào tháng 6/2025: Hiện nay về thể chế, quy định, hệ thống thông tin cũng như cấu trúc CSDLQG về đất đai đã được quy định đầy đủ tại Luật Đất đai và các thông tư hướng dẫn của Bộ NN&MT.

Về mô hình và phần mềm ứng dụng hiện đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 32 địa phương đã triển khai thống nhất cấu trúc dữ liệu liên thông với CSDL của Bộ NN&MT, tập trung vào 3 phân hệ: Xây dựng dữ liệu không gian và thuộc tính; ứng dụng quản trị vận hành CSDL; khai thác dữ liệu. 31 tỉnh còn lại cũng đã vận hành tuy nhiên chưa thống nhất đồng bộ.

Về kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hiện nay, 484/696 đơn vị cấp huyện (sát nhập một số đơn vị cấp huyện năm 2024) đã hoàn thành CSDL địa chính với gần 50 triệu thửa đất đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp;

Về kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin trong CSDL đất đai, có 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về đất đai với CSDL quốc gia về dân cư, với dữ liệu đất đai của 462/705 đơn vị cấp huyện.

Đã có 19/63 tỉnh, thành phố sử dụng dữ liệu đất đai giải quyết thủ tục hành chính về cư trú của Bộ Công an trên Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình. 49/63 tỉnh, thành phố đã kết nối, liên thông giữa cơ quan Đăng ký đất đai với cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Đánh giá chung kết quả đạt được đến thời điểm này, tuy chưa phủ kín cả nước nhưng cũng rất quan trọng trong quản lý đất đai và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Có những địa phương làm rất tốt như Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Khánh Hòa…

Bên cạnh đó còn một số địa phương triển khai chậm, nhất là các tỉnh nghèo, miền núi. Nguyên nhân của triển khai chậm là do: Việc quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực để số hóa, xây dựng, vận hành, sử dụng CSDL đất đai của các địa phương còn hạn chế so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Hồ sơ, tài liệu đất đai được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, thông tin dữ liệu không thống nhất; dữ liệu rất lớn, phức tạp, bao gồm cả dữ liệu đồ họa và dữ liệu thuộc tính với rất nhiều trường thông tin, có nhiều thông tin biến động gây khó khăn cho công tác xây dựng CSDL.

Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo, cụ thể:

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương số hóa dữ liệu đất đai trên địa bàn trong tháng 6/2025. Đối với 484 huyện đã hoàn thành số hóa dữ liệu đất đai đồng bộ dữ liệu về Bộ Nông nghiệp và Môi trường phục vụ làm sạch với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đưa vào sử dụng sử dụng ngay, liên thông giải quyết thủ tục hành chính giữa cơ quan công chứng - văn phòng đăng ký đất đai - thuế, cắt giảm giấy tờ và thực hiện nộp thuế, hoàn thành trong tháng 6 năm 2025.

Để đảm bảo đạt được nhiệm vụ trọng tâm trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tập trung cao độ thực hiện quyết liệt các giải pháp để hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai vào tháng 6/2025, cụ thể bao gồm:

Xây dựng, hoàn thiện giải pháp phần mềm ứng dụng xây dựng, hoàn thiện CSDL về đất đai đáp ứng yêu cầu theo quy định;

Xây dựng, hoàn thiện, làm sạch cơ sở dữ liệu về đất đai ở địa phương với 484 huyện, tích hợp đồng bộ vào CSDL quốc gia về đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường); Kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác; Thực hiện đồng bộ dữ liệu đất đai của 484 huyện đang được vận hành tại địa phương lên cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, kết nối chia sẻ dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư, Trung tâm Dữ liệu Quốc gia. Hoàn thành trong tháng 6/2025.

Sử dụng CSDL đất đai hiện có (484 huyện) trong công tác quản lý, chuyên môn và liên thông giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, phục vụ người dân và doanh nghiệp, giúp giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp, dữ liệu có chất lượng và bảo đảm ", đủ, sạch, sống".

Tiếp tục đo đạc, đăng ký xây dựng CSDL địa chính cho 212 huyện còn lại, hoàn thành đến đâu đưa vào sử dụng ngay đến đó. Ngoài ra thực hiện cập nhật CSDL thống kê, kiểm kê đất đai cho kỳ kiểm kê 2024; xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho 280 huyện; xây dựng CSDL giá đất cho 405 huyện.

Ảnh minh họa.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tập trung cao độ thực hiện quyết liệt các giải pháp để hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai vào tháng 6/2025. Ảnh minh họa.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ đo đạc, số hóa, đăng ký xây dựng CSDL đất đai diện tích còn lại. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách quy định chế độ tài chính về khai thác thông tin nhằm tạo nguồn lực về duy trì, vận hành, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Hoàn thiện hạ tầng số, phần mềm và an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng, giải quyết thủ tục hành chính, tính toán hoạch định chính sách..., đưa nguồn lực về đất đai phát triển kinh tế - xã hội.

Để đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất, kiến nghị, UBND các tỉnh, thành phố hoàn thiện xây dựng, hoàn thiện, làm sạch CSDL về đất đai hiện có và tiếp tục để đo đạc, đăng ký... tiếp tục hoàn thành CSDL đất đai còn lại trên địa bàn (phấn đấu trong năm 2025); sử dụng trong công tác quản lý, chuyên môn hàng ngày và liên thông giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai; tích hợp đồng bộ vào CSDL quốc gia về đất đai.

Thứ hai, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai đồng bộ thông tin, dữ liệu trong CSDL đất đai ở địa phương với CSDL quốc gia về đất đai. Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí cho các địa phương có khó khăn, không bố trí được kinh phí để thực hiện, tập trung các huyện nghèo, miền núi. Chỉ đạo áp dụng các chính sách, cơ chế đặc thù đẩy nhanh xây dựng CSDL quốc gia về đất đai...

Phố biến Luật Đất đai năm 2024 đến công chức, người lao động ngành nông nghiệp Phố biến Luật Đất đai năm 2024 đến công chức, người lao động ngành nông nghiệp

Phố biến Luật Đất đai năm 2024 là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm phổ biến, tuyên truyền, lan tỏa đến công chức, người lao ...

Gỡ Gỡ "nút thắt" trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp: Cần giải pháp đồng bộ và quyết liệt

Tình trạng lãng phí, thất thoát đất công, tiến độ sắp xếp, chỉnh trang chậm chạp trong nhiều công ty lâm nghiệp đang là những ...

Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích

Luật Đất đai 2024 cho phép sử dụng đất nông nghiệp đa mục đích, mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn, nhưng ...

Bài liên quan

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Hiện nay, cây sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. Việc ứng dụng mô hình canh tác tuần hoàn và các công nghệ mới sẽ giúp gia tăng giá trị, cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững.
Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BNNMT quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng và an toàn tài sản của nhân dân trong việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện cấm tàu thuyền, ngư dân ra biển từ 8 giờ sáng ngày 21/07.
Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Ngày 20/7, quá trình tái cơ cấu các đơn vị ngành dọc của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với những thách thức, đặc biệt là việc sắp xếp các trạm liên xã sau khi sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên.
Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Tỉnh Ninh Bình mới có hệ sinh thái du lịch phong phú, đa dạng bậc nhất cả nước, hội tụ cả di sản thiên nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch tâm linh, sinh thái, biển, đồng quê.
Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, phát huy tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn địa bàn.
Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa lũ năm 2025, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo gửi đến các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện trên địa bàn, yêu cầu triển khai hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa và vùng hạ du.
Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Ngày 20/7, hòa chung không khí trang nghiêm và ý nghĩa hướng tới Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, tỉnh Đắk Lắk vinh dự đón Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác cấp cao của Trung ương tới thăm và làm việc.
Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha), UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; thực hiện theo phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng".
Quảng Ninh: Vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long đã tìm thấy 45 người

Quảng Ninh: Vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long đã tìm thấy 45 người

Lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn khẩn trương thực hiện xuyên đêm và đã tìm thấy 45 người gồm hành khách và thuyền viên trong vụ đắm tàu du lịch xảy ra vào chiều 19/7 trên Vịnh Hạ Long.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Nghệ An chủ động ứng phó với bão Wipha, chủ động thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Nghệ An chủ động ứng phó với bão Wipha, chủ động thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão Wipha khi đi vào biển đông, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các địa phương chủ động tổ chức thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính