Thứ ba 22/07/2025 20:22Thứ ba 22/07/2025 20:22 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nông nghiệp hữu cơ: Phát triển canh tác bền vững và bảo vệ môi trường

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nghiên cứu cho thấy nông nghiệp hữu cơ là một nền tảng khả thi để phát triển hệ thống canh tác bền vững, cân bằng giữa sản xuất thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Nông nghiệp hữu cơ: Phát triển canh tác bền vững và bảo vệ môi trường
Nông nghiệp hữu cơ là một nền tảng khả thi để phát triển hệ thống canh tác bền vững, cân bằng giữa sản xuất thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu chung của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Hữu cơ FiBL và Agroscope đã xác nhận điều này, dựa trên dữ liệu từ 40 năm thử nghiệm DOK – một nghiên cứu thực địa dài hạn trên toàn cầu.

Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu từ một thử nghiệm thực địa có một không hai trên thế giới, gọi là thử nghiệm DOK, so sánh ba hệ thống canh tác: Biodynamic/sinh học năng động - (D), hữu cơ (O) và thông thường (K) tại Thụy Sĩ. Các hệ thống canh tác này đã được so sánh một cách khoa học trên cùng một cánh đồng tại Therwil, thuộc bang Basel-Landschaft từ năm 1978.

Nông nghiệp hữu cơ có những đặc điểm giúp sản xuất hiệu quả và thân thiện với môi trường. Điều này được chứng minh qua một nghiên cứu chung giữa FiBL Thụy Sĩ và Agroscope, phối hợp với ETH Zurich, mới được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.

ông Hans Martin Krause từ FiBL, đồng tác giả chính của nghiên cứu và là đồng trưởng nhóm thử nghiệm DOK từ năm 2024, cho biết: “Hơn 40 năm thu thập dữ liệu một cách tỉ mỉ đã chứng minh rằng canh tác hữu cơ thúc đẩy đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, đồng thời giảm nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường do thuốc bảo vệ thực vật hoặc dư thừa nitơ".

Đất canh tác hữu cơ có hàm lượng mùn cao hơn 16% và hoạt động vi sinh vật cao hơn tới 83%, cả hai yếu tố này đều có tác động tích cực đến cấu trúc đất. Một cấu trúc đất khỏe mạnh giúp giữ nước tốt hơn và giảm thiểu xói mòn đất. Trong tất cả các hệ thống, phân chuồng từ chăn nuôi đóng vai trò quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất. Nếu phân chuồng được bón với lượng đầy đủ, tốt nhất là dưới dạng phân compost, hàm lượng mùn sẽ ổn định hoặc tăng lên trong mọi hệ thống. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phân bón khoáng tổng hợp như trong một số hệ thống canh tác thông thường, hàm lượng mùn sẽ giảm.

Mặt khác, đất canh tác hữu cơ có hàm lượng phốt pho ít hơn nhiều so với đất canh tác thông thường do lượng phân bón đầu vào thấp hơn. Điều này cho thấy cần cung cấp phốt pho từ nguồn phân bón tái chế để tránh tình trạng thiếu hụt phốt phát trong nông nghiệp hữu cơ về lâu dài.

“Theo kết quả nghiên cứu, hệ thống canh tác Biodynamic có hiệu suất tốt nhất về độ phì nhiêu của đất, hình thành mùn và tác động đến khí hậu. Điểm đặc biệt của hệ thống này là quá trình ủ phân chuồng và sử dụng các chế phẩm từ thực vật.” - ông Paul Mäder - đồng tác giả chính của nghiên cứu và là người lãnh đạo lâu năm của thử nghiệm DOK, cho biết.

Sau những trận mưa lớn, có thể thấy được cấu trúc khác nhau của đất hoàn toàn được bón bằng khoáng chất (bên trái) và đất sinh học được bón bằng phân chuồng ủ (bên phải). (Ảnh: FiBL)
Sau những trận mưa lớn, có thể thấy được cấu trúc khác nhau của đất hoàn toàn được bón bằng khoáng chất (bên trái) và đất sinh học được bón bằng phân chuồng ủ (bên phải). (Ảnh: FiBL)

Dữ liệu dài hạn từ thử nghiệm DOK cho thấy rằng hệ thống canh tác hữu cơ về tổng thể rất hiệu quả. Trung bình, nông nghiệp hữu cơ đạt 85% năng suất so với hệ thống canh tác thông thường – trong khi chỉ sử dụng 8% lượng thuốc bảo vệ thực vật và 65% lượng phân đạm. Đặc biệt, nitơ là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất đối với cây trồng, nhưng cũng là một yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu lượng nitơ dư thừa, nó có thể xâm nhập vào nguồn nước ngầm hoặc thải ra khí nhà kính.

Theo nghiên cứu, cây đậu nành có năng suất tương đương trong cả ba hệ thống. Đối với các loại cây sử dụng làm thức ăn gia súc như cỏ linh lăng và ngô ủ chua, sự chênh lệch năng suất là thấp. Tuy nhiên, đối với cây trồng như lúa mì và khoai tây, sự khác biệt năng suất lớn hơn đáng kể. Nhìn chung, năng suất của hệ thống hữu cơ có sự biến động mạnh hơn do sử dụng ít phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Lượng phân bón chứa nitơ thấp hơn là yếu tố chính giúp giảm tác động đến khí hậu của hệ thống canh tác hữu cơ. Nếu phân bón chứa quá nhiều nitơ, vi sinh vật trong đất sẽ chuyển hóa thành khí nitrous oxide N₂O– một loại khí nhà kính có tác động mạnh. Do đó, đất hữu cơ thải ít khí nhà kính hơn trên mỗi đơn vị diện tích.

Tuy nhiên, do năng suất hữu cơ thấp hơn, lượng khí thải tính trên từng đơn vị sản phẩm lại gần như tương đương với hệ thống canh tác thông thường, ngoại trừ hệ thống sinh học-động lực. Ngoài ra, đất canh tác hữu cơ lưu giữ nhiều CO₂ hơn trong mùn, giúp giảm tác động đến khí hậu.

“Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ nằm ở việc tuần hoàn dinh dưỡngvà cải tiến giống cây trồng, đặc biệt là tái sử dụng phốt pho và nitơ từ rác thực phẩm hoặc nước thải. Chúng tôi cũng khuyến nghị đa dạng hóa cây trồng bằng cách canh tác hỗn hợp, xen canh hoặc trồng theo dải, đặc biệt là với cây lâu năm.” theo Jochen Mayer - nhà khoa học tại Agroscope và đồng trưởng nhóm thử nghiệm DOK.

Nghiên cứu cho thấy nông nghiệp hữu cơ là một nền tảng khả thi để phát triển hệ thống canh tác bền vững, cân bằng giữa sản xuất thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Thông tin về thử nghiệm DOK tại Therwil, Thụy Sĩ:

Đây là thử nghiệm khoa học dài hạn nhất trên thế giới, so sánh chính xác các hệ thống canh tác hữu cơ và thông thường – bắt đầu từ năm 1978, hợp tác giữa FiBL và Agroscope.

Đến nay, đã có hơn 140 công bố khoa học được bình duyệt dựa trên thử nghiệm DOK, cùng với nhiều luận án thạc sĩ và tiến sĩ.

Thử nghiệm DOK là mô hình cho nhiều nghiên cứu so sánh hệ thống canh tác trên toàn cầu, bao gồm các thử nghiệm dài hạn SysCom của FiBL tại Bolivia, Ấn Độ và Kenya, cũng như các thử nghiệm FAST và Burgrain của Agroscope.

Bài liên quan

Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam (TP. Hà Nội) vừa chính thức phát động phong trào “Lĩnh Nam vì môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp” với sự tham gia đồng loạt của hệ thống chính trị, đoàn thể, trường học và nhân dân.
Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...
Phân trùn quế MT Tây Nguyên Xanh: Giải pháp tái tạo đất, bảo vệ môi trường

Phân trùn quế MT Tây Nguyên Xanh: Giải pháp tái tạo đất, bảo vệ môi trường

Phân trùn quế MT Tây Nguyên Xanh giải pháp hữu cơ từ thiên nhiên, giúp cải tạo đất, giảm ô nhiễm và nâng cao năng suất cây trồng. Công ty Minh Tuyết đang góp phần thay đổi tư duy canh tác vì một nền nông nghiệp
Ngos trong nước và quốc tế: Khẳng định vai trò chiến lược trong phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Ngos trong nước và quốc tế: Khẳng định vai trò chiến lược trong phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nông nghiệp hữu cơ đang dần phát triển, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích canh tác rộng lớn cùng truyền thống nông nghiệp lâu đời, Việt Nam đang hướng tới việc phát triển nông sản chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Bên cạnh các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong nước, các tổ chức NGOs Quốc tế (INGOs) không chỉ hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, thương mại cho người nông dân và doanh nghiệp mà còn cung cấp tài chính, chuyển giao công nghệ và thu hút du khách và nhà đầu tư tới Việt Nam.
Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; 5 năm Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 có hiệu lực, bộ mặt ngành nông nghiệp nói chung sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng tại nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam ghi lại chia sẻ của lãnh đạo ngành, địa phương về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vai trò của truyên thông, báo chí trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay.
Lâm Đồng: Tăng cường kiểm soát rác thải, bảo vệ môi trường hồ Đan Kia

Lâm Đồng: Tăng cường kiểm soát rác thải, bảo vệ môi trường hồ Đan Kia

Trước tình trạng rác thải xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt hồ Đan Kia (huyện Lạc Dương), ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt và gây bức xúc dư luận, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác thủy lợi Lâm Đồng khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, thu gom và xử lý rác thải.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Ngày 12/04/2025, một sự kiện lịch sử đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng khi Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức thông qua việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên gọi là thành phố Hải Phòng. Quyết định này không chỉ mở rộng địa giới hành chính mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu Hải Phòng mới có đủ tiềm lực và lợi thế để thực sự trở thành "thủ phủ khu công nghiệp" hàng đầu của Việt Nam?
Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính