Thứ sáu 25/07/2025 09:13Thứ sáu 25/07/2025 09:13 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Mới đây hơn 34.000 hội viên nông dân tỉnh Thái Bình được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, ngoài ra hơn 1.800 lít hóa chất phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng được huyện Thái Thuỵ cấp cho người chăn nuôi trên địa bàn.
Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững
Hơn 34.000 hội viên được Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thái Bình cấp vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thái Bình đã phối hợp với các cấp hội nông dân, tạo điều kiện cho hơn 34.000 hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Cụ thể, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã nhận ủy thác hơn 1.700 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh để hỗ trợ hội viên vay vốn. Trong số 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Hội Nông dân là đơn vị có nguồn vốn vay ủy thác cao nhất, với mức tăng trưởng ổn định qua các năm. Riêng năm 2024, tổng vốn ủy thác tăng 12,6% so với năm 2023.

Nhờ nguồn vốn ưu đãi, gần 860 hộ hội viên đã thoát nghèo; gần 11.400 hộ mới thoát nghèo có điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Ngoài ra, hàng nghìn hộ gia đình có thêm việc làm, nhiều công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Không dừng lại ở đó, ngày 19/03 vừa qua, nhằm thực hiện tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đợt 1/2025, huyện Thái Thụy đã phân bổ hơn 1.800 lít hóa chất cho các xã, thị trấn. Việc phun thuốc sẽ tập trung vào khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống, quầy bán thịt, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm… Thời gian triển khai từ ngày 1/3 đến 31/3/2025.

Trước đó, từ ngày 14 - 19/3, Hội Làm vườn tỉnh này cũng đã tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi gà Tò theo hướng an toàn sinh học cho 390 học viên là hội viên thuộc các huyện Thái Thụy, Hưng Hà và thành phố Thái Bình.

Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Trong quá trình tập huấn, học viên được cung cấp thông tin về giống gà Tò, phương pháp bảo tồn giống thuần chủng, tránh lai tạp; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn an toàn sinh học, xử lý môi trường chuồng nuôi và lựa chọn nguồn dinh dưỡng phù hợp nhằm tối ưu hiệu quả chăn nuôi.

Từ những quan tâm cụ thể, sát sao từ các cấp, ban ngành có liên quan. Trong thời gian tới đây, với mọi điều kiện thuận lợi sẵn có, UBND tỉnh Thái Bình hi vọng, người nông dân sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, an toàn. Là tiền đề nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày một đi lên.

Bài liên quan

Hà Nội thúc đẩy chăn nuôi công nghệ cao: Gỡ khó, nhân rộng mô hình

Hà Nội thúc đẩy chăn nuôi công nghệ cao: Gỡ khó, nhân rộng mô hình

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
Đậu Hà Lan trở thành giải pháp nguyên liệu mới cho ngành chăn nuôi

Đậu Hà Lan trở thành giải pháp nguyên liệu mới cho ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi Việt Nam tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu nhập khẩu bằng đậu Hà Lan Canada giàu dinh dưỡng và chi phí tối ưu.
Điện Biên: Người chăn nuôi lao đao vì giá gà, trứng giảm mạnh sau Tết 2025

Điện Biên: Người chăn nuôi lao đao vì giá gà, trứng giảm mạnh sau Tết 2025

Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường gia cầm Điện Biên chứng kiến sự sụt giảm chưa từng có về giá gà thịt và trứng gà, đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh khó khăn chưa từng thấy.
Thái Bình: Tiêm phòng 191.000 liều vắc-xin các loại cho đàn gia súc, gia cầm

Thái Bình: Tiêm phòng 191.000 liều vắc-xin các loại cho đàn gia súc, gia cầm

Nhằm ngăn chặn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, vật nuôi Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi (Sở NN&MT- Thái Bình) trong tháng 6 vừa qua đã tổ chức tiêm phòng 191.000 liều vắc-xin các loại cho đàn gia súc, gia cầm.
Hải Dương hoàn thành tiêm phòng vaccine vụ xuân năm 2025 cho vật nuôi

Hải Dương hoàn thành tiêm phòng vaccine vụ xuân năm 2025 cho vật nuôi

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y tỉnh Hải Dương (Sở Nông nghiệp và Môi trường), Hải Dương đã hoàn thành tiêm phòng vắc xin vụ xuân năm 2025 cho đàn gia súc, gia cầm, đúng kế hoạch.
Hải Dương khuyến cáo người dân chú ý phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

Hải Dương khuyến cáo người dân chú ý phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

Để chủ động ứng phó với các hiện tượng bất thường của thời tiết, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đối với đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hải Dương khuyến cáo các hộ chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống.
Ngành chăn nuôi Thủ đô kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định sản xuất

Ngành chăn nuôi Thủ đô kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định sản xuất

Theo Chi cục Thống kê TP Hà Nội, nhờ công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện đồng bộ và hiệu quả, ngành chăn nuôi thành phố thời gian qua tiếp tục giữ được đà tăng trưởng, đảm bảo an toàn sinh học.
Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 4/4/2025 về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Thái Bình: Xã Bách Thuận quyết tâm phấn đấu xây dựng “Nông thôn mới kiểu mẫu”

Thái Bình: Xã Bách Thuận quyết tâm phấn đấu xây dựng “Nông thôn mới kiểu mẫu”

Xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một trong những xã đã đạt tiêu chí về đích“Nông thôn mới” năm 2019 và đang phấn đấu xây dựng thực hiện các tiêu chí“Nông thôn mới nâng cao” năm 2023, “Nông thôn mới kiểu mẫu” năm 2025. Ngoài ra, địa phương này cũng được biết đến như một địa danh nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh ở trong vào ngoài tỉnh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lợn đen miền núi - giống lợn bản địa có giá trị kinh tế

Lợn đen miền núi - giống lợn bản địa có giá trị kinh tế

Trong hệ sinh thái chăn nuôi truyền thống của Việt Nam, lợn đen miền núi từ lâu đã giữ một vị trí đặc biệt, không chỉ vì giá trị dinh dưỡng và kinh tế, mà còn là một phần trong văn hóa và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Giống lợn này không chỉ là nguồn thực phẩm sạch mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân miền núi.
Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?
Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bắc Giang, một vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt và những con sông hiền hòa, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu vi mà còn níu chân du khách bởi những món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Trong số đó, Bánh đa Kế là một đặc sản không thể không nhắc đến, đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và là món quà ý nghĩa được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Bắc Giang.
Những sản phẩm hữu cơ từ cây bèo Nhật Bản

Những sản phẩm hữu cơ từ cây bèo Nhật Bản

Cây bèo Nhật Bản, hay còn gọi là lục bình (tên khoa học: Eichhornia crassipes), là một loài thực vật thủy sinh nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ của những bông hoa màu tím nhạt và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ đến mức đáng kinh ngạc.
Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Xã Bình Dương, huyện Hoà An (Cao Bằng) có diện tích rừng chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên, đây là một lợi thế để người dân của xã khai thác phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lấy mật đã đem lại cho người dân xã Bình Dương nguồn thu nhập ổn định, cải thiện sinh kế và cơ hội làm giàu bền vững. Ông Hoàng Thanh Cư, Tổ trưởng Tổ hợp tác Mật ong hoa tự nhiên xã Bình Dương khẳng định.
TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

Làm nông nghiệp hữu cơ đã giúp một trang trại thu hút nhiều du khách và tạo điều kiện để khách trải nghiệm, hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ.
Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Ngày nay, không khó để bắt gặp những hình ảnh bắt mắt về “Organic Apples” từ Mỹ, “Organic Milk” từ Úc hay “EU Organic Veggie” tại các kệ siêu thị, cửa hàng cao cấp, và thậm chí trên các nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhưng lối “sính ngoại” và tâm lý “đắt sắt ra miếng” có đang thực sự đúng đối với sản phẩm, thực phẩm hữu cơ?
Bánh đa cua Hải Phòng: Hương vị đậm đà của thành phố Cảng

Bánh đa cua Hải Phòng: Hương vị đậm đà của thành phố Cảng

Hải Phòng không chỉ nổi tiếng với những bãi biển trải dài, những con phố nhộn nhịp mà còn đi vào lòng người bởi một món ăn đặc trưng, mang đậm hương vị của đất cảng: bánh đa cua. Món ăn này không chỉ là một bữa sáng quen thuộc mà còn là biểu tượng ẩm thực, là niềm tự hào của người dân Hải Phòng, khiến bất cứ du khách nào khi ghé thăm cũng muốn được một lần thưởng thức.
Tiếng "xèo xèo" quyến rũ, sắc vàng rộm của bánh Xèo

Tiếng "xèo xèo" quyến rũ, sắc vàng rộm của bánh Xèo

Trong bức tranh ẩm thực Việt Nam đa dạng và phong phú, bánh xèo nổi lên như một món ăn dân dã mà đầy quyến rũ, với tiếng "xèo xèo" vui tai khi đổ bánh, sắc vàng rộm hấp dẫn và hương thơm nồng nàn lan tỏa khắp không gian. Không chỉ là một món ăn đường phố quen thuộc, bánh xèo còn là hiện thân của sự khéo léo, sáng tạo trong ẩm thực Việt, mang trong mình hương vị đặc trưng của từng vùng miền, gói trọn hồn quê trong từng chiếc bánh giòn tan.
Quảng Bình: Huyện Lệ Thuỷ tăng cường tiêm các loại vắc-xin trên đàn vật nuôi

Quảng Bình: Huyện Lệ Thuỷ tăng cường tiêm các loại vắc-xin trên đàn vật nuôi

Lực lượng chức năng tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với bà con chăn nuôi trên địa bàn tăng cường tiêm các loại vắc-xin trên đàn vật nuôi để phòng chống dịch bệnh…
OCOP - Nâng tầm nông sản bản địa, lan tỏa giá trị văn hóa vùng cao

OCOP - Nâng tầm nông sản bản địa, lan tỏa giá trị văn hóa vùng cao

Tỉnh Cao Bằng sau hơn 5 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khai thác hiệu quả tiềm năng nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, tiêu biểu của địa phương. Chương trình đã phát huy tốt giá trị nghề truyền thống, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là đối với người dân tộc thiểu số. Các sản phẩm OCOP mang đậm hương vị bản địa và giá trị bản sắc văn hoá vùng cao đã và đang từng bước có mặt tại các thị trường lớn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính