Thứ tư 23/07/2025 07:39Thứ tư 23/07/2025 07:39 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, tỉnh Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, coi đây là hướng đi bền vững, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất, bảo vệ môi trường... để đưa nông sản tỉnh vươn xa hơn.

Đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh và của Tỉnh ủy, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng nghiên cứu, ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là: Hội đồng nhân dân tỉnh ra Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 ban hành “Quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; ban hành Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 27/7/2021 phê duyệt kết quả dự án “Điều tra thực trạng sản xuất trồng trọt hữu cơ và nghiên cứu, đề xuất xác định các vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; ban hành Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 18/9/2021 “Quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”.

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ Duy Linh Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, tỉnh Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ,

Ông Nguyễn Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh thăm, kiểm tra mô hình sản xuất bưởi hữu cơ chuyển đổi tại xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang cũng xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ theo từng giai đoạn, cụ thể là: Đến năm 2025: phát triển sản xuất hữu cơ các loại cây trồng có thế mạnh, phù hợp với địa phương như: Lúa, Rau, Lạc, Cam, Bưởi, Chè, Hồng, Na, Dược liệu; Kết hợp sản xuất hữu cơ với du lịch, bảo vệ môi trường; Diện tích đất trồng trọt cây trồng hữu cơ toàn tỉnh đạt trên 1,5% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chính; Nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt hữu cơ, giá trị sản phẩm cao gấp trên 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ. Đến năm 2030: Diện tích đất trồng trọt hữu cơ toàn tỉnh đạt trên 3% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chính; Nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt hữu cơ, giá trị sản phẩm cao gấp trên 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ…

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra, các nhóm giải pháp để tổ chức thực hiện cũng được xác định rõ, gồm: Giải pháp về quy hoạch, bố trí đất đai; phát triển sản xuất các sản phẩm hữu cơ; giải pháp về tổ chức sản xuất; giải pháp cơ chế chính sách, phát triển nguồn nhân lực; nhóm giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; giải pháp về huy động vốn đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về sản xuất trồng trọt hữu cơ; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Khuyến khích hình thành các tổ nhóm, hợp tác xã sản xuất trồng trọt hữu cơ. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư mở rộng diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ, liên kết với các tổ nhóm, Hợp tác xã, kết nối cung cầu, sản xuất theo chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ…

Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận

Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban TW MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Sáng Vang, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang thăm gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát, huyện Chiêm Hóa
Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban TW MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Sáng Vang, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang thăm gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát, huyện Chiêm Hóa

Qua 5 năm triển khai thực hiện, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh đã có những tín hiệu tích cực và đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Đến nay, trong tổng diện tích đất sản xuất theo tiêu chuẩn 3.394ha thì diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ là 149,4ha, trong đó: 36,36ha cam, 45,9ha bưởi, 60,9ha chè, 3,2ha lúa. Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 2.334ha, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn Rainforest là 915ha.

Đáng chú ý là trong hơn 145ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ đã áp dụng các nguyên tắc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, “không sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, giống biến đổi gen, không sử dụng chất bảo quản, không làm đất ô nhiễm”.

Điều đáng mừng là nhiều doanh nghiệp, HTX đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái gắn với nông nghiệp hữu cơ; trong đó đặc biệt chú trọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với một số cây trồng đặc hữu, bản địa có lợi thế cạnh tranh vùng miền của tỉnh như: cam sành Hàm Yên, chè shan Na Hang, bưởi đường Xuân Vân, Phúc Ninh, gạo hữu cơ Tân Trào…

Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban TW MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Sáng Vang, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang thăm gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát, huyện Chiêm Hóa

Chè Shan tuyết của HTX Sơn Trà, Hồng Thái, huyện Na Hang được công nhận sản phẩm hữu cơ và được cấp Chỉ dẫn địa lý năm 2021

Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều mô hình HTX phát huy vai trò “hạt nhân” tham gia đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như: Liên nhóm sản xuất cam hữu cơ Hàm Yên; HTX Sơn Trà Hồng Thái (Na Hang); HTX Tâm Hương; HTX dịch vụ sản xuất, chế biến Sơn Trà Đồng Đài (Sơn Dương); HTX trái cây hữu cơ Phúc Ninh (Hàm Yên); HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát (Chiêm Hóa), v.v..

Mặc dù diện tích chưa lớn, nhưng những năm qua Tuyên Quang đã bước đầu triển khai mở rộng phát triển nông nghiệp hữu cơ và hỗ trợ tiêu chuẩn, quy chuẩn hóa các sản phẩm để nâng cao giá trị và chất lượng. Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây dựng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hữu cơ sản xuất theo PGS; duy trì áp dụng dán tem QR truy xuất nguồn gốc trên 100% các sản phẩm hữu cơ. Nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt và tạo được thương hiệu trên thị trường. Tiêu biểu như sản phẩm cam sành Hàm Yên đạt Top 10 loại quả giá trị bậc nhất Việt Nam; bưởi đặc sản Soi Hà có hương vị thơm ngon, đặc trưng riêng có và vinh dự lọt vào Top 10 thương hiệu nổi tiếng năm 2018 và đã được cấp chỉ dẫn địa lý; chè Shan Tuyết Na Hang được công nhận sản phẩm hữu cơ và được cấp chỉ dẫn địa lý năm 2021. Đặc biệt, sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Sơn Trà vinh dự nhận Cúp bạc “Sản phẩm hữu cơ vì sức khỏe cộng đồng” tại Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và tôn vinh các điển hình phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn quốc lần thứ II tại Thủ đô Hà Nội năm 2022.

Rõ ràng, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe, lợi ích kinh tế cho người dân mà còn góp phần quan trọng xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, nâng tầm thương hiệu của nông sản Tuyên Quang không ngừng vươn xa.

Bài liên quan

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

Với quan điểm cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách linh hoạt dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh, nhu cầu của thị trường, là thế mạnh của tỉnh An Giang trong liên kết vùng và tiểu vùng.
Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, những năm qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã nỗ lực phát huy vai trò tham mưu, đề xuất các chính sách, giải pháp đi đôi với tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Là một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhiều tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp bền vững. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó có sản xuất hữu cơ đã tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh này.
Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km² và dân số khoảng 792.000 người. Với những đặc điểm đặc thù và điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… cho thấy Tuyên Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ.
Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ với ưu thế bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn… đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là hướng đi bền vững của nền nông nghiệp hiện đại. Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, những năm gần đây tỉnh Tuyên Quang đã và đang có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn ngay từ những ngày đầu hoạt động, nhưng với tiềm năng phát triển nhanh chóng của các sản phẩm hữu cơ cùng với vai trò quan trọng của hệ thống PGS trong việc hỗ trợ sản xuất. Cần phải có một cơ chế rõ ràng để định hướng PGS phát triển hơn nữa trong tương lai nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nền nông nghiệp của nước ta hiện nay.
Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Mô hình trồng dừa hữu cơ gắn với tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
"Organic Vibes" đưa Nông nghiệp Hữu cơ đến gần hơn với Gen Z

"Organic Vibes" đưa Nông nghiệp Hữu cơ đến gần hơn với Gen Z

Sự kiện trải nghiệm "Organic Vibes," một phần quan trọng của chiến dịch truyền thông phi lợi nhuận "Hữu cơ Easy," sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 tháng 7 năm 2025 tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Hướng đến thế hệ Gen Z, sự kiện hứa hẹn mang đến một không gian sáng tạo và truyền cảm hứng, giúp nông nghiệp hữu cơ trở nên gần gũi và thú vị hơn bao giờ hết.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Không chỉ cung cấp chứng nhận bảo đảm sự an toàn, được đánh giá bởi nhiều cá nhân và tổ chức liên quan trực tiếp đến việc giám sát, cam kết chất lượng sản phẩm khi cung cấp ra thị trường. Hệ thống PGS, còn mang lại nhiều giá trị lợi ích thiết thực cho các bên tham gia nhằm hỗ trợ mở rộng sản xuất và kết nối thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Trồng cây thảo dược quý dưới tán rừng tự nhiên đang là hướng đi mới, bền vững, tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây ở các khu vực miền núi. Việc trồng dược liệu dưới tán rừng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho nhân dân mà còn giảm tải sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên, giúp khai thác, bảo vệ hệ sinh thái rừng một cách bền vững.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW, được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta về vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Một chuỗi nông sản xuất khẩu là một hệ thống phức tạp, liên kết từ người nông dân sản xuất nguyên liệu thô đến tay người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Để một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thế giới, nó phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chủ thể và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

PGS là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất tuân theo các quy trình của sản xuất. Hiểu một cách đơn giản, PGS là hệ thống chứng nhận sản xuất nông nghiệp theo các nguyên tắc và quy chuẩn hữu cơ, được thống nhất với sự tham gia của nhiều bên trong chuỗi sản xuất – cung ứng – tiêu thụ.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính