Thứ tư 23/07/2025 04:16Thứ tư 23/07/2025 04:16 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Hội Nông dân Việt Nam: Tập trung 4 nội dung trọng tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch số 195-KH/HNDTW về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025.
Hội Nông dân Việt Nam: Tập trung 4 nội dung trọng tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tích cực triển khai công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với các cấp Hội. Ảnh tư liệu.

Theo đó, Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025 của Hội Nông dân Việt Nam nhằm tạo sự thống nhất, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức, thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Trung ương Hội về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đến các cấp Hội và hội viên, nông dân.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt, đi đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi của cán bộ, hội viên, nông dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hệ thống Hội; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của hội viên, nông dân chủ động tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Tập trung vào 4 nội dung trọng tâm

Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Các cấp Hội tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền và các ngành tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, lồng ghép tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Các cấp Hội chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động, tuyên truyền, đối thoại nhằm khuyến khích, động viên cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Báo Nông thôn Ngày nay, các trang thông tin điện tử của các cấp Hội, App Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục xây dựng chuyên trang, chuyên mục về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường tuyên truyền về các nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng liên quan đến phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; kết quả đạt được của Đảng và Nhà nước, Ban Chỉ đạo Trung ương trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tuyên truyền, biểu dương những tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phát huy vai trò trực tiếp phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thông qua các tin, bài, phóng sự.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Ban Tuyên giáo Trung ương Hội, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố. Đơn vị phối hợp thực hiện: Ban Tổ chức - Kiểm tra, Văn phòng, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam, Báo Nông thôn Ngày nay; các cơ quan, đơn vị liên quan. Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

Thứ hai: Tăng cường phối hợp thực hiện giám sát và phản biện xã hội góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

2.1. Nội dung giám sát: Các cấp Hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành chức năng, các cơ quan thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, tổ chức có liên quan giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; việc thực hiện chính sách, pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; bảo vệ môi trường; việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc thực hiện Nghị quyết số 19NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, Nghị quyết số 46NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới”, Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tham gia với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan có thẩm quyền ở các cấp giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên khi có phản ánh từ Nhân dân hoặc thông tin báo chí và truyền thông; giám sát thường xuyên đối với cán bộ, đảng viên ở nơi làm việc và nơi cư trú theo tinh thần Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư về giám sát Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.

2.2. Nội dung phản biện: Chủ động tham gia phản biện xã hội đối với các dự thảo luật, nghị định, thông tư, cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của nông dân, đặc biệt là các chính sách liên quan đến quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, an sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất và xóa đói giảm nghèo.

Kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các quy định còn bất cập, chồng chéo, chưa rõ ràng dễ gây ra kẽ hở, tạo điều kiện cho tham nhũng, tiêu cực nảy sinh. Các cấp Hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phản biện xã hội dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Phân công thực hiện: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban Thanh tra nhân dân đối với các hoạt động của cơ quan, đơn vị góp phần phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Ban Kinh tế - Xã hội - Môi trường; Ban Tổ chức – Kiểm tra; Ban Tuyên giáo; Hội Nông dân các tỉnh, thành phố; Đơn vị phối hợp thực hiện: Các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.Thời gian thực hiện: Thường xuyên và theo Kế hoạch từng nội dung cụ thể.

Thứ ba: Tăng cường công tác tiếp công dân, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân và tiếp nhận thông tin phản ảnh, tố giác, tố cáo của cán bộ, hội viên, nông dân về tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước: Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Quy định số 11-Qđi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Luật tiếp công dân; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật phòng, chống tham nhũng và Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân”.

Các cấp Hội cần chủ động phối hợp với các cấp chính quyền và các ngành chức năng tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Các cấp Hội tiếp tục thực hiện việc bố trí địa điểm, lịch tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tại trụ sở của cơ quan Hội Nông dân. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ tham mưu, giúp việc về tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân. Các cấp Hội tiếp tục duy trì đường dây nóng, số điện thoại để tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin phản ánh, thông tin tố giác tham nhũng, tiêu cực tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ người tố giác, tố cáo.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực; trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm kiến nghị thành lập Đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xử lý theo quy định.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Ban Tổ chức - Kiểm tra, Văn phòng Trung ương Hội, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố; Đơn vị phối hợp thực hiện: Các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội; các cơ quan, đơn vị liên quan. Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

Thứ tư: Thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan Trung ương Hội; các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội

Tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật:

Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan Trung ương Hội

Thực hiện việc công khai minh bạch các hoạt động của Cơ quan Trung ương Hội và theo chức năng, nhiệm vụ của các ban, đơn vị; việc xây dựng, ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công; việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách; quy trình thủ tục triển khai, thực hiện, nghiệm thu, thanh, quyết toán các hoạt động từ nguồn vốn ngân sách cấp; việc thực hiện quy trình tuyển dụng công chức, viên chức; bổ nhiệm, quy hoạch, khen thưởng; chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch... Công khai các nội dung theo quy định tại trụ sở cơ quan Trung ương Hội và trên Cổng thông tin điện tử của Hội Nông dân Việt Nam.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng, Ban Tổ chức - Kiểm tra Trung ương Hội; Đơn vị phối hợp thực hiện: Các ban, đơn vị Trung ương Hội. Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

Tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các Quy chế liên quan đến tổ chức, hoạt động của Trung ương Hội; thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ trong hoạt động của Cơ quan Trung ương Hội; Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công phục vụ công tác của cơ quan; Quy chế sử dụng quỹ phúc lợi cơ quan Trung ương Hội; Quy định về bình xét, xếp loại mức lao động, khen thưởng và chi trả thu nhập tăng thêm; các chế độ về nghỉ phép trong nước; chế độ thai sản, chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Trung ương Hội bảo đảm dân chủ, công bằng, minh bạch và đúng quy định.

Thực hiện quy tắc ứng xử; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị

Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan Trung ương Hội được quy định tại Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Trung ương Hội.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp phần mềm quản lý văn bản điều hành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Trung ương Hội kết nối với các tỉnh, thành Hội, kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia; App Nông dân Việt Nam.

Duy trì việc trả lương qua tài khoản ATM cho 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tăng cường việc thanh toán, thu chi, giao dịch ngân sách bằng hình thức điện tử. - Phân công thực hiện: + Đơn vị chủ trì: Văn phòng Trung ương Hội.

Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thực hiện việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức thuộc diện kê khai tài sản trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng quy định; tổ chức các hình thức công khai; tổ chức xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, đối tượng thuộc diện kiểm soát, xác minh tài sản đúng quy trình, quy định.

Hội Nông dân Việt Nam: Tập trung 4 nội dung trọng tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ cơ sở Hội. Ảnh tư liệu

Về tổ chức thực hiện

Đối với các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội: Ban Tổ chức - Kiểm tra tham mưu giúp Thường trực, Ban Thường vụ Trung ương Hội hướng dẫn, triển khai và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất; tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở một số ban, đơn vị. Các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội còn lại cần xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Kế hoạch của Đảng ủy và Kế hoạch của Ban Thường vụ Trung ương Hội; tham mưu thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong ban, đơn vị. Văn phòng Trung ương Hội: Chuẩn bị cơ sở vật chất, dự toán các nội dung cụ thể theo sự phân công; phối hợp Ban Tổ chức - Kiểm tra giúp Ban Thường vụ Trung ương Hội tổ chức thực hiện Kế hoạch.

Đối với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào Kế hoạch này và các nội dung về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2025 để xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện trong hệ thống Hội về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại địa phương, cơ sở.

Các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội và Hội Nông dân các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo cụ thể: Báo cáo 6 tháng (trước ngày 15/6), báo cáo 9 tháng (trước ngày 15/9), báo cáo năm (trước ngày 15/12) và gửi Ban Thường vụ Trung ương Hội (qua Ban Tổ chức - Kiểm tra) để tổng hợp, xây dựng báo cáo của Đảng ủy, Ban Thường vụ Trung ương Hội gửi các cơ quan Trung ương theo quy định.

Bài liên quan

Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều đã hoàn thành việc trồng rừng sản xuất và rừng thay thế trên địa bàn, theo kế hoạch trồng rừng năm 2025.
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tiếp xúc cử tri tại An Giang

Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tiếp xúc cử tri tại An Giang

Ngày 7/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV tại xã Phú Tân và phường Tân Châu, tỉnh An Giang. Đây là buổi tiếp xúc cử tri đầu tiên sau khi hệ thống chính trị địa phương được vận hành theo mô hình chính quyền 2 cấp.
Đắk Nông tăng cường đấu tranh ngăn chặn hàng giả trong lĩnh vực y tế

Đắk Nông tăng cường đấu tranh ngăn chặn hàng giả trong lĩnh vực y tế

Trước tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng phức tạp trong lĩnh vực y tế, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã chính thức triển khai Kế hoạch thực hiện "Tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực y tế".
Quyết định nhiều vấn đề trọng tâm về công tác Hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới

Quyết định nhiều vấn đề trọng tâm về công tác Hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới

Trong 2 ngày, 10 - 11/6, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 5 (khóa VIII) nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã bàn thảo và quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến công tác Hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới.
Hải Dương phấn đấu gieo trồng 52.500 ha lúa và 9.500 ha rau màu

Hải Dương phấn đấu gieo trồng 52.500 ha lúa và 9.500 ha rau màu

Do vụ lúa đông xuân năm nay thu hoạch muộn hơn 5 - 7 ngày so với trung bình nhiều năm và từ 7 - 10 ngày so với cùng kỳ năm trước, tỉnh Hải Dương dự báo sản xuất vụ mùa trên địa bàn sẽ cập rập hơn trung bình nhiều năm. Để chuẩn bước vào vụ mùa sắp tới, tỉnh Hải Dương ra kế hoạch phấn đấu gieo trồng 52.500 ha lúa và 9.500 ha rau màu.
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Ngày 20/5, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng và an toàn tài sản của nhân dân trong việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện cấm tàu thuyền, ngư dân ra biển từ 8 giờ sáng ngày 21/07.
Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Ngày 20/7, quá trình tái cơ cấu các đơn vị ngành dọc của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với những thách thức, đặc biệt là việc sắp xếp các trạm liên xã sau khi sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên.
Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Tỉnh Ninh Bình mới có hệ sinh thái du lịch phong phú, đa dạng bậc nhất cả nước, hội tụ cả di sản thiên nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch tâm linh, sinh thái, biển, đồng quê.
Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, phát huy tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn địa bàn.
Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa lũ năm 2025, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo gửi đến các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện trên địa bàn, yêu cầu triển khai hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa và vùng hạ du.
Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Ngày 20/7, hòa chung không khí trang nghiêm và ý nghĩa hướng tới Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, tỉnh Đắk Lắk vinh dự đón Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác cấp cao của Trung ương tới thăm và làm việc.
Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha), UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; thực hiện theo phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng".
Quảng Ninh: Vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long đã tìm thấy 45 người

Quảng Ninh: Vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long đã tìm thấy 45 người

Lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn khẩn trương thực hiện xuyên đêm và đã tìm thấy 45 người gồm hành khách và thuyền viên trong vụ đắm tàu du lịch xảy ra vào chiều 19/7 trên Vịnh Hạ Long.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Nghệ An chủ động ứng phó với bão Wipha, chủ động thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Nghệ An chủ động ứng phó với bão Wipha, chủ động thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão Wipha khi đi vào biển đông, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các địa phương chủ động tổ chức thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính