Thứ tư 23/07/2025 04:21Thứ tư 23/07/2025 04:21 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 20/5, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013
Ông Phan Như Nguyện - Ủy viên Dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Nông dân Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

Chủ trì Hội thảo có ông Phan Như Nguyện- Ủy viên Dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Nông dân Việt Nam. Tham dự còn có các đồng chí Phó Chủ tịch: Bùi Thị Thơm, Nguyễn Xuân Định; đồng chí Nguyễn Đức Triều, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị – xã hội, các ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học; lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phan Như Nguyện - Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam khẳng định: Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho giai cấp nông dân. Việc lấy ý kiến cán bộ, hội viên, nông dân trong việc tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 không chỉ nhằm phát huy quyền làm chủ, thể hiện ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân mà còn là dịp để lắng nghe, tiếp thu những hiến kế thiết thực, tâm huyết nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi và đồng thuận xã hội cao của Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

“Việc sửa đổi Hiến pháp dù ở phạm vi nào cũng là một công việc rất hệ trọng. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện cơ quan Trung ương và địa phương. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến phát biểu sâu sắc, khách quan, từ góc độ lý luận và thực tiễn, đặc biệt là từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội để góp phần làm rõ hơn các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp”- ông Phan Như Nguyện nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tích cực tham gia góp ý về các quy định của Hiến pháp liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong đó có Hội Nông dân Việt Nam. Ngoài ra, các đại biểu cũng góp ý về quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Đề xuất các điều kiện cần thiết để đảm bảo hiệu quả thực thi khi áp dụng mô hình mới ở các địa phương có đặc thù như miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa – nơi có đông nông dân sinh sống; Góp ý về quy định chuyển tiếp, cơ chế vận hành không gián đoạn khi tổ chức lại chính quyền địa phương...

Chia sẻ ý kiến tại Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: Dự thảo sửa đổi bổ sung nhiều nội dung đáng chú ý, trong đó có việc khẳng định MTTQ Việt Nam là “bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.

Về mối quan hệ tổ chức giữa Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh nêu ý kiến: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định chặt chẽ hơn: Các tổ chức này là “các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, và phải “hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.

Việc chuyển từ quan hệ “phối hợp” sang “trực thuộc” và hoạt động “dưới sự chủ trì” là một thay đổi đáng kể về mặt tổ chức. Dự thảo có xu hướng tập trung hóa quyền lực tổ chức trong Mặt trận, tạo điều kiện tăng tính thống nhất hành động, nhưng cũng đặt ra lo ngại về tính tự chủ và sự đa dạng tiếng nói trong nội bộ các tổ chức thành viên. Việc chuyển từ mô hình “phối hợp hành động” sang “trực thuộc, thống nhất dưới sự chủ trì” có thể ảnh hưởng đến tính tự chủ và đa dạng tiếng nói trong nội bộ Mặt trận.

TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh kiến nghị thay cụm từ “trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” bằng “thành viên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, đồng thời giữ nguyên nguyên tắc “hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động”.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013
Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Đồng quan điểm nêu trên, ông Hoàng Trọng Thuỷ - chuyên gia nông nghiệp cũng cho rằng: Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, dùng từ “trực thuộc” mang tính hành chính, bắt buộc, gò bó. Vì vậy, ông Hoàng Trọng Thủy đề nghị bỏ chữ “trực thuộc” ở Điều 9 và Điều 10, đồng thời đề nghị bỏ nội dung đã quy định đối với Công đoàn “là tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vì đã quy định tại Khoản 2 Điều 9. Bổ sung sau chữ “Công đoàn” là đại diện cho công nhân ở cấp quốc gia; bổ sung thêm “Hội Nông dân Việt Nam” là đại diện cho nông dân ở cấp quốc gia.

Tại Hội thảo, TS. Trần Văn Miều - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đồng ý với nhiều nội hàm ghi trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, đề nghị bổ sung cụm từ “Nhà nước” vào trước cụm từ: “chính quyền” để hoàn chỉnh là: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của Nhà nước và chính quyền nhân dân”… Bởi vì, theo tinh thần mới thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội…là bộ phận của hệ thống chính trị của Việt Nam và Phải là cơ sở chính trị của Nhà nước và chính quyền nhân dân hai cấp.

Đồng thuận với nhiều ý kiến của các đại biểu, ông Nguyễn Đức Triều - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cũng cho rằng: Trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là cấp thiết, đáp ứng yêu cầu cách mạng về sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, cán bộ nói chung, chỉ có chính quyền tỉnh, thành phố; chính quyền xã, phường, không còn chính quyền quận, huyện để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Đồng thời, tại Điều 9, nội dung 2, ông Nguyễn Đức Triều cũng đề nghị nên bỏ chữ “trực thuộc” Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vì mỗi tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đều hoạt động theo tôn chỉ mục đích và điều lệ, có tính độc lập nhưng phải phối hợp.

Bài liên quan

Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tiếp xúc cử tri tại An Giang

Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tiếp xúc cử tri tại An Giang

Ngày 7/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV tại xã Phú Tân và phường Tân Châu, tỉnh An Giang. Đây là buổi tiếp xúc cử tri đầu tiên sau khi hệ thống chính trị địa phương được vận hành theo mô hình chính quyền 2 cấp.
Quyết định nhiều vấn đề trọng tâm về công tác Hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới

Quyết định nhiều vấn đề trọng tâm về công tác Hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới

Trong 2 ngày, 10 - 11/6, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 5 (khóa VIII) nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã bàn thảo và quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến công tác Hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội khoá XV, sáng 7/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Hội Nông dân Việt Nam: Tập trung 4 nội dung trọng tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Hội Nông dân Việt Nam: Tập trung 4 nội dung trọng tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch số 195-KH/HNDTW về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025.
Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm

Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm

“Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm. Trồng cây cũng như nuôi con, phải chăm, phải theo dõi chứ không phải chỉ biết cho ăn, mà không quan tâm đến liều lượng. Chỉ biết cho ăn, ép ăn, thúc ăn sẽ khiến trẻ phát phì, trồng cây cũng vậy thôi” - đây là phát biểu chia sẻ của Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định với bà con nông dân tại buổi kiểm tra về việc triển khai thực hiện Dự án mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm bí xanh thơm tại huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn).
Cán bộ Hội Nông dân được tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Cán bộ Hội Nông dân được tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Ngày 18/3, tại Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) tổ chức khai giảng lớp tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho hơn 80 học viên là Chủ tịch Hội Nông dân xã ở 27 tỉnh, thành khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Ninh: Tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân vụ lật tàu du lịch

Quảng Ninh: Tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân vụ lật tàu du lịch

Sáng nay 21/7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tìm thấy một thi thể nạn nhân trong vụ tàu du lịch QN-7105 bị lật trên vịnh Hạ Long.
Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bão số 3 (Wipha) được dự báo rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Công văn về việc triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão.
Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng và an toàn tài sản của nhân dân trong việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện cấm tàu thuyền, ngư dân ra biển từ 8 giờ sáng ngày 21/07.
Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Ngày 20/7, quá trình tái cơ cấu các đơn vị ngành dọc của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với những thách thức, đặc biệt là việc sắp xếp các trạm liên xã sau khi sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên.
Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Tỉnh Ninh Bình mới có hệ sinh thái du lịch phong phú, đa dạng bậc nhất cả nước, hội tụ cả di sản thiên nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch tâm linh, sinh thái, biển, đồng quê.
Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, phát huy tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn địa bàn.
Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa lũ năm 2025, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo gửi đến các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện trên địa bàn, yêu cầu triển khai hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa và vùng hạ du.
Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Ngày 20/7, hòa chung không khí trang nghiêm và ý nghĩa hướng tới Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, tỉnh Đắk Lắk vinh dự đón Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác cấp cao của Trung ương tới thăm và làm việc.
Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha), UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; thực hiện theo phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng".
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính