Thứ tư 16/07/2025 19:22Thứ tư 16/07/2025 19:22 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển
Ốc hương (tên khoa học: Babylonia areolata) là một loài động vật thân mềm nhuyễn thể.

Giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định

Ốc hương (tên khoa học: Babylonia areolata) là một loài động vật thân mềm nhuyễn thể thuộc họ Babyloniidae sống ở vùng biển nhiệt đới, được xem là một trong những loài hải sản có giá trị cao trên thị trường. Với hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng cùng với hình dáng đẹp mắt, vì vậy loài động vật này đã và đang được ưa chuộng trên thị trường nội địa và cả quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Trên thị trường hiện nay, giá bán ốc hương thương phẩm dao động từ 200.000 đến 400.000 đồng/kg, tùy theo kích cỡ và chất lượng. Trên mỗi hecta ao nuôi có thể thu lãi từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng nếu chăm sóc và quản lý tốt. Nhờ vậy, nghề nuôi ốc hương đã giúp nhiều hộ dân cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, thậm chí vươn lên khá giả, bền vững.

Một số tỉnh ven biển như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Cà Mau… đã xem đây là ngành nghề chủ lực trong chiến lược phát triển thủy sản bền vững. Nhiều hộ nuôi, doanh nghiệp và hợp tác xã cũng đã đầu tư vào quy trình nuôi khép kín, áp dụng kỹ thuật công nghệ nhằm tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro môi trường.

Lợi ích xã hội và sinh kế

Bên cạnh giá trị kinh tế, nghề nuôi ốc hương còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, tạo sinh kế cho người dân. Hàng nghìn lao động địa phương, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên, đã và đang có thêm việc làm nhờ các công đoạn như thu gom giống, cho ăn, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế.

Mô hình nuôi ốc hương cũng đang góp phần tích cực trong việc hạn chế hiện tượng đánh bắt cạn kiệt, hướng người dân chuyển sang khai thác có trách nhiệm và bền vững hơn. Những vùng nuôi tập trung còn góp phần phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, đường, nước, dịch vụ hậu cần thủy sản…

Nuôi ốc hương thường có quy mô nhỏ đến vừa, phù hợp với điều kiện kinh tế của các hộ dân và dễ dàng liên kết theo từng nhóm, tổ hợp tác. Chính sự gắn kết này đã tạo nên một cộng đồng nghề bền vững, tương trợ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật.

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển
Đầu tư ao nuôi và chuẩn bị nguồn nước để nuôi ốc hương.

Những nhọc nhằn ít ai biết đến

Tuy rằng nghề nuôi ốc hương đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng theo đuổi nghề này không phải là con đường dễ đi. Đây là một nghề “khó nhằn” và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ.

Thứ nhất, ốc hương là loài nhuyễn thể mẫn cảm với môi trường. Chỉ cần thay đổi nhỏ về độ mặn, nhiệt độ hay ô nhiễm nguồn nước thì ốc có thể bỏ ăn, chậm lớn hoặc chết hàng loạt. Các đợt mưa lớn kéo dài, xâm nhập mặn bất thường hoặc dịch bệnh lạ đều có thể “xóa trắng” công sức hàng tháng trời.

Thứ hai, nguồn giống chất lượng vẫn là vấn đề đau đầu. Thực tế hiện nay, ốc hương giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt, trong khi nguồn giống nhân tạo vẫn chưa thực sự ổn định. Người nuôi ốc hương thường hay dễ gặp tình trạng mua nhầm con giống kém chất lượng, nhiễm bệnh, dẫn đến hao hụt ngay từ đầu vụ.

Thứ ba, chi phí đầu tư khá cao. Từ việc chuẩn bị ao nuôi, mua giống, thức ăn (chủ yếu là thức ăn tươi sống như cá vụn, hàu, nghêu...), đến quản lý kỹ thuật đều cần vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, việc tiếp cận tín dụng vẫn đang còn nhiều khó khăn. Điều này khiến cho nhiều người nuôi dễ bị tổn thương trước biến động thị trường.

Đặc biệt, nghề nuôi ốc hương đòi hỏi chăm sóc, kiểm tra tỉ mỉ và liên tục. Người nuôi phải canh con nước, kiểm tra độ pH, độ mặn hằng ngày, nên cho ốc ăn đúng giờ, đúng lượng và vớt bỏ thức ăn thừa, vệ sinh ao nuôi thường xuyên. Đây là công việc vất vả, đặc biệt vào mùa nắng nóng hay kể cả mùa mưa bão.

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển
Nghề nuôi ốc hương đòi hỏi việc chăm sóc, kiểm tra tỉ mỉ và liên tục.

Người trong cuộc chia sẻ, hướng phát triển bền vững trong tương lai

Anh Công Thìn, một người nuôi ốc hương giống tại Đà Nẵng tâm sự: “Để nghề nuôi ốc hương phát triển bền vững, cần có sự phối hợp giữa người nuôi, nhà khoa học và chính quyền địa phương. Trước hết, cần đầu tư vào nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn con giống chất lượng cao, sạch bệnh và thích nghi, chịu đựng tốt trong một số điều kiện khí hậu, môi trường thay đổi bất thường”.

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển
Cần nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn con giống chất lượng cao, sạch bệnh và thích nghi, chịu đựng tốt...

Anh V.M, một hộ nuôi ốc hương tại Tp Huế thì chia sẻ: “Việc khuyến khích áp dụng công nghệ cao vào sản xuất như hệ thống lọc tuần hoàn (RAS), kiểm soát nhiệt độ, nên cho ốc ăn đúng giờ, đúng lượng… hoặc tự động hóa chế độ cho ăn để giảm công lao động và rủi ro môi trường… Cùng với việc xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ, tạo sự gắn kết từ đơn vị nuôi đến các doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển thương hiệu ốc hương Việt Nam cũng sẽ giúp người nuôi chủ động đầu ra, tránh bị ép giá. Đặc biệt, việc tăng cường đào tạo, chia sẻ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cũng là một yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu thất thoát, rủi ro”.

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển
Nên cho ốc ăn đúng giờ, đúng lượng hoặc tự động hóa chế độ cho ăn.

Thực tế hiện nay, nghề nuôi ốc hương đang là một trong những hướng đi hiệu quả, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế nông thôn ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích to lớn là sự đánh đổi bằng mồ hôi, công sức và cả sự can trường của người nông dân. Vì vậy, muốn nghề nuôi ốc hương phát triển lâu dài, bền vững cần có sự hỗ trợ toàn diện về kỹ thuật, thị trường cũng như các chính sách pháp lý để bảo vệ thành quả và niềm tin của người nuôi trong hành trình gắn bó với con ốc hương tuy nhỏ nhưng đầy giá trị và tiềm năng nổi trội./.

Bài liên quan

Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Vừa qua, tại TP Huế, Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Huế chủ trì tổ chức buổi tọa đàm nhằm thu thập ý kiến đóng góp quan trọng cho Dự thảo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).
Tp. Huế công khai dự thảo sửa đổi quy định tách, hợp thửa đất theo địa giới hành chính mới

Tp. Huế công khai dự thảo sửa đổi quy định tách, hợp thửa đất theo địa giới hành chính mới

Ngày 10/7/2025, UBND Tp. Huế đã công bố dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tách thửa đất và hợp thửa đất đối với đất ở và đất nông nghiệp, nhằm cập nhật theo địa giới hành chính mới - thiết lập khi đơn vị hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) chuyển sang Tp. Huế.
Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Trong bối cảnh đời sống ngày càng cải thiện, nhu cầu người tiêu dùng đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, sữa, xăng dầu, thuốc lá… không ngừng tăng, thành phố Huế có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giữ thị trường trong sạch, bền vững.
Quảng Ninh: Kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng trên 11%

Quảng Ninh: Kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng trên 11%

Ngày 2/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm và thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã, “viên ngọc xanh của dãy Trường Sơn” hiện là một trong những địa bàn trọng điểm để thí điểm mô hình kinh tế sinh thái tổng hợp trên cả nước.
Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Với đặc thù là xã thuần nông nên trong lãnh đạo phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Tâm (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát triển, lựa chọn nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Qua đó từng bước cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều bình ổn so với hôm qua (13/7/2025).
Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính