![]() |
Bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc FAO phát biểu về ý nghĩa sáng kiến OCOP tại diễn đàn. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Môi trường) |
Ngày 15 - 16/7/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp FAO tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP. Diễn đàn được tổ chức trong thời điểm hai bên cùng diễn ra các hoạt động hướng đến kỷ niệm 80 năm thành lập tổ chức. |
Đây là phát biểu của bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP do Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với FAO tổ chức, ngày 15/7/2025.
Theo bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc FAO, Việt Nam là một quốc gia năng động, đóng vai trò tích cực trong các nỗ lực chuyển đổi nông nghiệp bền vững. "Đây là lần đầu diễn ra sự kiện trao đổi kiến thức giữa các nước châu Phi và Việt Nam, cho thấy điểm sáng về phát triển nông nghiệp và hợp tác quốc tế ở nơi đây", bà Beth Bechdol khẳng định.
Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia, giữa khu vực, đặc biệt khi các nước châu Phi và châu Á đang cùng đối mặt với những thách thức tương đồng về phát triển nông nghiệp.
Bà Bechdol đánh giá cao sáng kiến OCOP được triển khai tại Việt Nam từ năm 2018 với mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm nông sản địa phương chưa được khai thác hết tiềm năng, đưa chúng vào chuỗi giá trị nông nghiệp hiện đại.
Bà nhấn mạnh, OCOP không chỉ là động lực phát triển kinh tế địa phương mà còn là nền tảng cho chiến lược tăng trưởng nông nghiệp bền vững. Việc đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng chống chịu và thúc đẩy chia sẻ tri thức giữa các quốc gia là chìa khóa để châu Á và châu Phi cùng hành động, cùng tiến về phía trước.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các văn phòng FAO đang tích cực hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP, nâng cao năng lực địa phương và đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ra thị trường toàn cầu. "Chúng tôi có thể khẳng định rằng, OCOP đang dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực," bà Beth Bechdol tái khẳng định.
Thông qua sáng kiến Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế), tổ chức FAO đang hỗ trợ phát triển 56 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, góp phần nâng cao sinh kế cho người dân và phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị văn hóa từng địa phương.
“Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong cuộc chiến chống đói nghèo và suy dinh dưỡng. Thông qua hợp tác ba bên, chúng ta có thể cùng nhau biến những thách thức tại châu Phi thành cơ hội phát triển, cùng nhau xây dựng mạng lưới lương thực thực phẩm xanh, minh bạch và bền vững", Tổng Giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc nhấn mạnh trong video thông điệp.
Trước đó 14/7/2025, Thứ trưởng Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn lãnh đạo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc do Phó Tổng Giám đốc Beth Bechdol dẫn đầu. Thứ trưởng Trần Thanh Nam tự hào chia sẻ, sau 7 năm triển khai, Việt Nam đã có hơn 16.800 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, với 40% chủ thể sản xuất là phụ nữ. OCOP đã chứng minh là công cụ hiệu quả giúp trao quyền cho cộng đồng, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của từng cộng đồng nông thôn trong khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. “Chương trình OCOP tại Việt Nam đã khơi dậy những tiềm năng, lợi thế và tính sáng tạo của người dân nông thôn. Đồng thời, chương trình cũng tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, cũng như các nhóm yếu thế tham gia chuỗi giá trị. Trong hành trình này, Chính phủ Việt Nam luôn hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất ở nông thôn mở rộng thị trường trên phạm vi toàn quốc và vươn ra thế giới”, Thứ trưởng đánh giá. Trên tinh thần đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ mong muốn FAO sẽ nghiên cứu và thúc đẩy việc xây dựng một hệ sinh thái OCOP toàn cầu, tạo ra một mạng lưới phát triển bền vững và thương mại hóa sản phẩm đặc trưng giữa các quốc gia. “Hệ sinh thái này không chỉ giúp đặc sản địa phương vươn xa hơn mà còn tạo điều kiện để các quốc gia toàn cầu học hỏi lẫn nhau. Sáng kiến cũng hoàn toàn phù hợp với Khung chương trình của FAO dựa trên bốn trụ cột: sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định. |
![]() Với mục tiêu nâng tầm giá trị nông sản và phát triển kinh tế địa phương, Đồng Nai đang tích cực mở rộng đầu ra ... |
![]() Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg ... |
![]() Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã công nhận hơn 3.400 sản phẩm, dẫn đầu cả nước ... |