Thứ ba 22/07/2025 12:23Thứ ba 22/07/2025 12:23 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Đồng hành hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp hữu cơ theo mô hình HTX

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong quá trình thực hiện Đề án số 2154/ĐA-UBND về việc phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2030, bên cạnh những thuận lợi nhiều HTX nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt khi được triển khai và áp dụng vào việc nuôi trồng, sản xuất.
Đồng hành hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp hữu cơ theo mô hình HTX
Phát triển, nâng cấp các cơ sở sản xuất nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.

Nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của nông nghiệp hữu cơ

Ngày 23/11/2020, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Đề án số 2154/ĐA-UBND về phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh giai đoạn 2020 - 2030. Theo Đề án số 2154/ĐA-UBND, tỉnh Quảng Bình sẽ nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh nông sản thông qua tăng số lượng, chất lượng nông sản sản xuất theo quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc. Phát triển, nâng cấp các cơ sở sản xuất nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận VietGap, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hướng đến nông nghiệp hữu cơ. Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa nông sản hữu cơ trên địa bàn.

Với phạm vi triển khai tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Bình, Đề án hướng tới đối tượng thực hiện là các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào sản phẩm nông nghiệp chủ lực: Lĩnh vực trồng trọt có lúa, ngô, lạc, khoai lang, rau, cây ăn quả, cây dược liệu, nấm ăn và nấm dược liệu; lĩnh vực chăn nuôi có bò thịt, lợn thịt, gà thịt, gà đẻ trứng, vịt thịt, vịt đẻ trứng; lĩnh vực thủy sản có tôm nuôi, cá nuôi các loại; các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản gồm Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hiệp hội ngành hàng, cơ quan quản lý Nhà nước ngành Nông nghiệp ở địa phương, tổ chức khoa học - kỹ thuật có liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm gắn với yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất, môi tường và thể chế chính sách tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng các sản phẩm nông sản, lâm, thủy sản đang được sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh sản phẩm nông sản.

Cùng với đó, Đề án cũng triển khai nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ, quy trình canh tác hữu cơ; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa; tăng cường quản lý Nhà nước về nông nghiệp hữu cơ; thực hiện tốt cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ; đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ…

Chính quyền đồng hành cùng nông dân làm giàu

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án số 2154/ĐA-UBND về việc phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2030 cũng vấp phải những thuận lợi và khó khăn, đặc biệt khi được triển khai và áp dụng vào việc nuôi trồng và sản xuất ở nhiều HTX nông nghiệp.

Đồng hành hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp hữu cơ theo mô hình HTX
Các hội viên HTX nuôi ong lấy mật Quyết Thắng khai thác ong lấy mật.

Là huyện miền núi, Tuyên Hóa có nhiều rừng thuận lợi cho việc nuôi ong lấy mật. Bởi vậy từ lâu, người dân miền núi Tuyên Hóa đã vào rừng bắt các tổ ong về nuôi trong các vườn nhà. Tuy nhiên, việc nuôi ong diễn ra tự phát, quy mô nhỏ lẻ nên lợi nhuận thấp chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Nắm bắt nhu cầu nuôi ong của các hộ dân địa phương, năm 2018 ông Nguyễn Quyết Thắng (thôn Thuận Tiến, xã Thuận Hóa) thành lập HTX nuôi ong lấy mật Quyết Thắng nhằm liên kết những hộ dân nuôi ong tự phát trên địa bàn xã Thuận Hóa. Từ chỗ chỉ có 22 thành viên khi thành lập, hiện HTX đã có 25 hội viên đồng thời tạo ra chuỗi liên kết với Hội nuôi ong huyện Tuyên Hóa với hơn 300 hội viên.

Mặc dù đã thành lập HTX, các hội viên vẫn còn gặp nhiều khăn để triển khai việc nuôi ong lấy mật thành phẩm đó là lấy tìm nguồn vay vốn ở đâu để làm, bởi đa số các gia đình hội viên đa số là nông dân nghèo. Nhu cầu vay vốn của các hội viên HTX Quyết Thắng đã được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuyên Hóa giải quyết cho vay với lãi suất ưu đãi để mở rộng mô hình sản xuất, tạo việc làm tại chỗ cho người dân nhằm ổn định nâng cao đời sống.

Những khó khăn về vốn được giải quyết, sản lượng mật ong trên địa bàn huyện Tuyên Hóa tăng lên trông thấy. Sản lượng mật năm 2023 đạt gần 5 tấn, đến năm 2024 với hơn 1.000 đàn ong cho hoạch hơn 5,1 tấn mật thu lợi hơn một tỷ đồng. Cũng trong năm 2024, các hội viên HTX đã tạo giống và bán là 900 đàn ong, giá trị đạt khoảng 900 triệu đồng. “Phát triển thêm đàn ong, nâng cao sản lượng mật chúng tôi mở rộng địa bàn, liên kết với các thành viên ở các địa phương khác trong và ngoài huyện. Hiện nay chúng tôi liên kết chuỗi giá trị với người nuôi ong của 10 xã trong huyện Tuyên Hóa và 1 số xã ở huyện Minh Hóa, Ông Thắng cho biết.

Cũng chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ, anh Trương Quốc Việt (xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa) có vườn cây ăn quả nổi tiếng diện tích hơn 14 ha, trong đó có 6 ha cam, 7 ha bưởi, số còn lại là chanh. Ðầu năm 2018, được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp anh đã bắt tay vào trồng thử nghiệm mô hình cây ăn quả theo mô hình hữu cơ. Năm 2021, vụ cam trồng đầu tiên cho năng suất gần 20 tấn. Mặc dù, trong giai đoạn dịch Covid-19 nhưng vườn cam của anh Việt được nhiều thương lái đến mua khá đắt hàng. Đến nay, vườn cây ăn quả của gia đình anh đã có đầu ra ổn định, giá bán cao hơn so với sản phẩm thông thường cùng lại nhưng vẫn được người tiêu dùng và nhà phân phối ưu tiên lựa chọn. Hiện các sản phẩm cam, bưởi của anh Việt đã đạt chứng nhận VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Sau khi quét mã QR sẽ hiển thị quy trình chăm sóc từ khi ra hoa, kết trái cho đến khi thu hoạch sản phẩm để người tiêu dùng biết, an tâm lựa chọn.

“Được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương góp phần không nhỏ giúp An Nông farm từng bước tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho 26 công nhân làm ở trang trại”, chị Thủy giám đốc HTX An Nông (Bố Trạch, Quảng Bình chia sẻ.

Ðể sản xuất nông nghiệp hữu cơ thật sự phát triển và khẳng định được chỗ đứng, bên cạnh việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng, tỉnh Quảng Bình cần có cơ chế đặc thù, chính sách hỗ trợ nâng cao giá trị đối với các sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ, cùng với đó là tăng cường các biện pháp kiểm soát các chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi. Ngành nông nghiệp Quảng Bình sẽ tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích người dân nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị hàng hóa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Bài liên quan

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa 2025

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa 2025

Ngay sau khi kết thúc vụ lúa Xuân bội thu, các địa phương tại Hải Phòng đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa sắp tới. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - Môi trường, diện tích mạ đã gieo trên toàn thành phố ước đạt 969 ha, đạt 34,3% kế hoạch đề ra.
Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Ngành nông nghiệp Lào Cai từ lâu đã chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nói không với hoá chất, phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Trong bối cảnh môi trường bị đe dọa, nông nghiệp xanh, phương pháp sản xuất hữu cơ không chỉ là xu hướng, yêu cầu tất yếu trong bối cảnh môi trường bị đe dọa và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng cao. Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Tuy nhiên, để biến những chính sách này thành hiện thực, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.
Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp FDI. Làm thế nào để thu hút được nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này?

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều ổn định so với hôm qua.
Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính