Thứ ba 22/07/2025 12:38Thứ ba 22/07/2025 12:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Ninh Bình: Sản xuất chăn nuôi vượt khó, tiếp tục tăng trưởng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Năm 2024, ngành chăn nuôi tỉnh Ninh Bình đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về dịch bệnh, thiên tai và biến động giá cả thị trường đã tác động không nhỏ đến sản xuất chăn nuôi.
Ảnh sonongnghiep.ninhbinh.gov.vn
Ước tổng sản lượng thịt hơi năm 2024 đạt 67,5 nghìn tấn, tăng 3,7%, trong đó sản lượng đàn lợn ước đạt 46,6 nghìn tấn, tăng 3,1%, sản lượng trứng gia cầm ước đạt 174 triệu quả tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh sonongnghiep.ninhbinh.gov.vn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2025, đồng thời chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân công cán bộ, phối hợp với các đơn vị chuyên môn cấp huyện bám sát địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ dịch bệnh để xử lý kịp thời và hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học, phòng, chống đói rét, tái đàn an toàn dịch bệnh, đảm bảo chăn nuôi ổn định.

Cụ thể, ngày 20/12/2024 UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản 756/UBND-VP3 yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Ninh Bình.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phân công cán bộ, giao nhiệm vụ phụ trách địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm và xử lý dịch bệnh ngay từ ban đầu.

Bên cạnh đó, khi phát hiện dịch bệnh khẩn trương tập trung các nguồn lực để khoanh vùng dịch, tổ chức tiêu hủy, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, tái phát, kéo dài. Đồng thời, rà soát, thống kê chính xác tổng vật nuôi và thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, thách thức của lĩnh vực chăn nuôi là do thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên đàn vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, sự xuất hiện của các loại dịch bệnh mới, virus biến chủng làm dịch bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao.

Tuy nhiên, nhờ việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học, hỗ trợ của chính quyền và sự nỗ lực của người dân đã góp phần kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, sản xuất chăn nuôi duy trì, tái đàn, tăng đàn sản xuất.

Ước tổng sản lượng thịt hơi năm 2024 đạt 67,5 nghìn tấn, tăng 3,7%, trong đó sản lượng đàn lợn ước đạt 46,6 nghìn tấn, tăng 3,1%, sản lượng trứng gia cầm ước đạt 174 triệu quả tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 2.399,5 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2023, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tái phát lẻ tẻ trở lại tại một số địa phương, thị trường thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm nhưng nền mặt bằng giá đã hình thành ở mức cao; giá bán thịt lợn hơi có xu hướng tăng, giá gia cầm tương đối ổn định, riêng giá sản phẩm trâu bò hơi vẫn ở mức thấp so với giá thành sản xuất; ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi và hoàn lưu của bão gây mưa, lũ, ngập nước làm hơn 206 gia súc, hơn 6.200 con gia cầm bị chết, cuốn trôi, một số chuồng trại bị hư hỏng.

Tuy vậy, tổng đàn gia súc, gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn tiếp tục tăng trưởng, ước tổng đàn trâu, bò ước 48,4 nghìn con, tăng 1,8%, trong đó: đàn bò đạt 35,5 nghìn con, tăng 2,5%; đàn lợn ước đạt 293 nghìn con, tăng 1,41%, đàn dê ước đạt 22 nghìn con; đàn gia cầm ước đạt 6,77 triệu con tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[Longform] Ninh Bình phát triển nông nghiệp hữu cơ “tương sinh” với du lịch [Longform] Ninh Bình phát triển nông nghiệp hữu cơ “tương sinh” với du lịch

Với sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền cùng các tầng lớp nhân dân, nông nghiệp, nông thôn Ninh Bình đến nay đã có ...

Hội nghị Hữu cơ Châu Á lần thứ 8: Nơi học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới Hội nghị Hữu cơ Châu Á lần thứ 8: Nơi học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới

Ngày 24/12/2024, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có buổi làm việc với tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện công tác ...

Tam Điệp (Ninh Bình): Đạt thành tích ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội Tam Điệp (Ninh Bình): Đạt thành tích ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội

Tam Điệp (Ninh Bình) đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, nổi bật là tăng ...

Bài liên quan

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Tỉnh Ninh Bình mới có hệ sinh thái du lịch phong phú, đa dạng bậc nhất cả nước, hội tụ cả di sản thiên nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch tâm linh, sinh thái, biển, đồng quê.
Du lịch Ninh Bình khẳng định thương hiệu điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới

Du lịch Ninh Bình khẳng định thương hiệu điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới

Trong 03 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh Ninh Bình ước đón 4,4 triệu lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: khách nội địa đón 3,9 triệu lượt khách; khách quốc tế đón trên 516 nghìn lượt khách. Doanh thu ước đạt trên 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng toàn cầu nhờ vào lợi ích bền vững đối với môi trường, sức khỏe con người và giá trị kinh tế và đang dần mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng nhằm giải quyết những thách thức hiện tại để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Ninh Bình đề nghị Trung ương xét hoàn thiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Ninh Bình đề nghị Trung ương xét hoàn thiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Sau 14 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay tỉnh Ninh Bình đã có 100% số huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Hội nghị Hữu cơ Châu Á lần thứ 8: Nơi học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới

Hội nghị Hữu cơ Châu Á lần thứ 8: Nơi học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới

Ngày 24/12/2024, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có buổi làm việc với tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức “Hội nghị Hữu cơ Châu Á lần thứ 8” năm 2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều ổn định so với hôm qua.
Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính