Thứ sáu 25/07/2025 06:40Thứ sáu 25/07/2025 06:40 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Thăm quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với tư cách là "thủ phủ cà phê" của Việt Nam, Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn và có giá trị gia tăng cao, cà phê chất lượng cao đang nổi lên như một hướng đi mới đầy hứa hẹn cho nông dân địa phương.
Thăm quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công
Sản phẩm của Công Vương Thành Công được tôn vinh là TOP 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

Chương trình thưởng thức tham quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công, đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025); góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, xây dựng hình ảnh thành phố Buôn Ma Thuột là "Thành phố cà phê của thế giới".

Đồng thời, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực cà phê và các sản phẩm nông nghiệp; giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Sau gần 6 năm dấn thân với cà phê hữu cơ, thương hiệu Cà phê Vương Thành Công (của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vương Thành Công) đã định vị được thương hiệu của mình qua cuộc bình xét, xếp hạng sản phẩm OCOP của Đắk Lắk.

Thăm quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm quan, thưởng thức sản phẩm cà phê của Công ty Vương Thành Công

Ông Lê Văn Vương, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vương Thành Công (gọi tắt là Công ty Vương Thành Công) chia sẻ, bắt đầu bén duyên với cà phê từ năm 2012, sau 5 năm tìm hướng đi riêng, công ty chính thức chuyển đổi từ cà phê vô cơ sang hữu cơ vào năm 2017. Với khát vọng nâng tầm giá trị cà phê Việt, Công ty Vương Thành Công đã và đang minh chứng 6 giá trị cốt lõi: Bảo vệ môi trường; Bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng; Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm; An sinh xã hội; Sản xuất kinh doanh dựa trên quan điểm công bằng, minh bạch, tử tế, nhân văn; Quảng bá văn hóa.

Qua gần 10 năm hình thành phát triển, Công ty Vương Thành Công đã vinh dự nhận Kỷ niệm chương Vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam; Chứng nhận ISO 22000:2018; Chứng nhận hữu cơ; Chứng nhận sản phẩm công nghiệp tiêu biểu cấp quốc gia; Chứng nhận FDA (Mỹ), TOP 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích; Doanh nghiệp vì cộng đồng doanh nghiệp Cà phê Việt Nam…

Vì muốn tạo ra sản phẩm cà phê tốt cho sức khỏe cộng đồng nên công ty đã lựa chọn cà phê hữu cơ để phát triển và định vị sản phẩm của mình trong vô vàn sản phẩm cà phê rang xay trên thị trường. Bởi cà phê hữu cơ không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và những kim loại nặng gây hại sức khỏe người dùng, đồng thời tạo ra cà phê có hương vị khác biệt so với cà phê thông thường, nếu phát triển thành công sẽ mang lại lợi nhuận rất cao cho nông dân.

Thăm quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công
Công ty Vương Thành Công đã lựa chọn cà phê hữu cơ để phát triển và định vị sản phẩm của mình trong vô vàn sản phẩm cà phê rang xay trên thị trường

Không những là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và thương mại cà phê hữu cơ, Cà phê Vương Thành Công còn có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm ngành hàng này tại Việt Nam.

Đặc biệt ấn tượng với cách sản xuất cà phê hữu cơ gắn liền với du lịch nông nghiệp của Công ty Vương Thành Công. Công ty Vương Thành Công với vùng nguyên liệu rộng tới 700 ha, trong đó có gần 5 ha cà phê hữu cơ đã được chứng nhận không chỉ là nơi sản xuất, kinh doanh mà còn là điểm đến du lịch trải nhiệm về nông sản bản địa cho các nhà khoa học trong nước và quốc tế, những người làm ngành cà phê và khách du lịch khám phá, học hỏi, chia sẻ kiến thức, tìm hiểu về các quy trình hữu cơ và khám phá văn hóa cà phê.

Thăm quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công
Ông Lê Văn Vương, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vương Thành Công trao đổi, chia sẻ về quy trình sản xuất cà phê hữu cơ gắn liền với du lịch nông nghiệp tại vùng nguyên liệu của Công ty

Lồng ghép vào những hoạt động đó, Công ty Vương Thành Công luôn chú trọng quảng bá bản sắc văn hóa Tây Nguyên bằng việc sử dụng trang phục thổ cẩm của đồng bào Êđê, cồng chiêng, múa xoang… để giúp khách hàng dễ nhận diện sản phẩm đặc trưng của Đắk Lắk, đồng thời cũng là cách thu hút khách du lịch tìm đến với Tây Nguyên đại ngàn.

Hiện, Công ty Vương Thành Công đã được điền tên trên Bản đồ du lịch Đắk Lắk. Công ty đã liên kết với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh để thực hiện các tour du lịch trải nghiệm về nông nghiệp, gồm: chăm sóc vườn cây, thu hoạch, chế biến, rang xay, pha chế và thưởng thức sản phẩm.

Lịch trình thưởng thức tham quan trải nghiệm quy trình hữu cơ tại Công ty Vương Thành Công:

Thời gian tham quan buổi sáng: 7h30 – 10h30 :

7h30-8h30 : Thưởng thức tiệc cà phê tại Văn phòng Công ty Vương Thành Công, địa chỉ: 231 Y Wang, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk (cách gian hàng 5km).

8h30-8h40 : di chuyển vào vườn cà phê dự án Công ty Vương Thành Công, tại thôn 4, Xã Eakao, Tp. Buôn Ma Thuột (cách văn phòng Công ty Vương Thành Công khoảng 5km).

8h40-9h30 : Tham quan và check- in tại vườn cà phê Vương Thành Công.

9h30-9h40 : Di chuyển từ vườn tới xưởng sản xuất Công ty Vương Thành Công, tại thôn 16, xã Hòa Khánh, Tp. Buôn Ma Thuột (sau chợ Đoàn kết - cách vườn khoảng 5km).

9h40-10h30 : Tham quan, trải nghiệm, thưởng thức tại xưởng sản xuất cà phê nhân sống, cà phê rang xay công ty Vương Thành Công.

10h30 : Kết thúc chuyến tham quan buổi sáng.

Thời gian tham quan buổi chiều: 14h – 16h50.

14h-14h50 : Thưởng thức cà phê tại văn phòng Công ty Vương Thành Công tại địa chỉ: 231 Y Wang, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk (cách gian hàng 5km).

14h50-15h : Di chuyển vào vườn cà phê dự án công ty Vương Thành Công, tại Thôn 4, Xã Eakao, Tp. Buôn Ma Thuột (cách văn phòng công ty Vương Thành Công khoảng 5km).

15h - 15h50 : Tham quan và check in tại vườn cà phê cà phê Vương Thành Công.

15h50 - 16h : Di chuyển xuống xưởng sản xuất công ty Vương Thành Công, tại Thôn 16 Xã Hòa khánh Tp. Buôn Ma Thuột (sau chợ Đoàn kết - cách vườn khoảng 5km).

16h - 16h50 : Tham quan, trải nghiệm, thưởng thức cà phê tại xưởng sản xuất công ty Vương Thành Công (cà phê nhân sống, cà phê rang xay..)

16h50 : Kết thúc chuyến tham quan./.

Bài liên quan

Thử nghiệm và ứng dụng cây lạc dại phủ đất để tăng hiệu quả trồng cây cà phê Hữu cơ

Thử nghiệm và ứng dụng cây lạc dại phủ đất để tăng hiệu quả trồng cây cà phê Hữu cơ

Chiếm khoảng 17% sản lượng cà phê xuất khẩu trên toàn cầu, chỉ sau Brazil, Việt Nam đang thể hiện vị thế top đầu trên toàn thế giới. Là thủ phủ cà phê Việt với đặc điểm tự nhiên độc đáo, Lâm Đồng có địa thế và khí hậu cực kỳ phù hợp với việc sản xuất cà phê, đặc biệt là cà phê hữu cơ, tuy nhiên, chính những yếu tố này đòi hỏi việc duy trì một lớp thảm thực vật che phủ đất canh tác. Chính vì vậy, cây lạc dại (tên khoa học Arachis Pintoi) cần được cân nhắc, xem xét ứng dụng cho chức năng quan trọng này.
Vì sao người dùng lựa chọn cà phê hữu cơ?

Vì sao người dùng lựa chọn cà phê hữu cơ?

Trong vài năm trở lại đây, thực phẩm hữu cơ ngày càng được quan tâm và phổ biến, nhiều dự án về sản phẩm hữu cơ lan tỏa giá trị đến cộng đồng. Với cà phê, nhiều người yêu thích cà phê hữu cơ bởi mùi thơm, hương vị và nguồn gốc của nó.
4 bước trồng cà phê hữu cơ

4 bước trồng cà phê hữu cơ

Cà phê hữu cơ là loại cà phê được trồng và chế biến theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo không sử dụng bất kỳ loại hóa chất tổng hợp nào như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng hay chất bảo quản.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Biến đất hoang hóa thành nông trại theo mô hình hữu cơ màu mỡ

Biến đất hoang hóa thành nông trại theo mô hình hữu cơ màu mỡ

Nhiều diện tích đất trồng lúa, hoa màu bị người dân bỏ hoang, chị Tống Thị Hiền đã mạnh dạn vận động các hộ dân dồn điền đổi thửa nhằm tích tụ đất đai, tạo ra cánh đồng mẫu lớn. Đến nay, 7ha của chị Hiền đã cho ra đời một nông trại sản xuất rau, củ, quả theo mô hình hữu cơ, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng

OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng

Với mục tiêu nâng tầm giá trị nông sản và phát triển kinh tế địa phương, Đồng Nai đang tích cực mở rộng đầu ra cho các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ hỗ trợ chủ thể đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, mã số vùng trồng đến đẩy mạnh kết nối với các sàn thương mại điện tử và hệ thống bán lẻ hiện đại. Nhờ đó, các sản phẩm OCOP Đồng Nai không chỉ vươn xa mà còn khẳng định được vị thế trên thị trường.
Bắc Kạn: Áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt

Bắc Kạn: Áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nông nghiệp hàng hóa địa phương. Đây sẽ là tiền đề để tỉnh Bắc Kạn tiếp tục thực hiện các mô hình sản xuất hữu cơ, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ nông dân chuyển hướng sang canh tác hữu cơ

Hỗ trợ nông dân chuyển hướng sang canh tác hữu cơ

Với lợi thế về đất đai, khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ nông dân áp dụng quy trình chăm sóc khoa học, chuyển hướng canh tác hữu cơ. Nhờ đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và nguồn thu nhập cho nông dân.
Từ sản xuất rau sạch đến du lịch sinh thái: Hướng đi xanh cho nông nghiệp đô thị Đà Nẵng

Từ sản xuất rau sạch đến du lịch sinh thái: Hướng đi xanh cho nông nghiệp đô thị Đà Nẵng

Giữa nhịp sống đô thị sôi động của thành phố Đà Nẵng, những vườn rau xanh mướt ở Túy Loan và La Hường đang âm thầm viết nên câu chuyện chuyển mình của nông nghiệp đô thị hiện đại.
Sản xuất nông nghiệp xanh kết hợp du lịch trải nghiệm

Sản xuất nông nghiệp xanh kết hợp du lịch trải nghiệm

Đó là mô hình của anh Võ Vinh Ca - Chủ trang trại Ca Organic Farm ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Với mô hình này, gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm và tạo việc làm cho hơn 20 lao động tại địa phương. Nhiều năm liền, anh Ca được Hội Nông dân các cấp công nhận danh hiệu là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Ước mơ đưa thương hiệu rượu men lá vươn xa

Ước mơ đưa thương hiệu rượu men lá vươn xa

Hợp tác xã rượu men lá Thanh Tâm ở thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là đơn vị vừa nấu rượu men lá theo phương pháp truyền thống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, vừa chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao
Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định số 858/QĐ-UBND công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Nông năm 2025.
Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu hướng đó, chị Đỗ Thị Thanh Thúy (xã Hòa Phước, TP. Đà Nẵng) đã khởi nghiệp với sản phẩm ổi hữu cơ, góp phần lan tỏa lối sống xanh và tiêu dùng bền vững
Nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình: Tiềm năng và thách thức

Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng để bà con nông dân nơi đây tiến hành sản xuất Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), tạo ra những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi làm nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình cũng gặp phải những thách thức khó khăn cả chủ quan và khách quan…
Vịt quay mác Mật và Khâu nhục: Hai món ẩm thực đậm hương vị núi rừng Đông Bắc

Vịt quay mác Mật và Khâu nhục: Hai món ẩm thực đậm hương vị núi rừng Đông Bắc

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những hang động kỳ vĩ, những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu mà còn níu chân du khách bởi một nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Đông Bắc. Trong số vô vàn món ngon ấy, vịt quay mác mật và khâu nhục nổi lên như một cặp đôi hoàn hảo, một bản hòa tấu hương vị vừa thơm lừng, đậm đà, vừa mềm tan, béo ngậy, gói trọn tinh túy của núi rừng và sự khéo léo của người dân xứ Lạng.
Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Lần đầu tiên, những mầm rau hữu cơ đã có mặt trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đây là kết quả của dự án tự nguyện được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ (thuộc VUSTA) kết hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân với mong muốn giúp quân dân Trường Sa cải thiện cuộc sống và tạo hệ sinh thái hữu cơ có lợi trên các đảo, góp phần phủ xanh biển đảo quê hương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính