Thứ tư 23/07/2025 10:02Thứ tư 23/07/2025 10:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng người nông dân nhờ vào việc trồng măng tây xanh và các loại rau mầu khác theo kiểu sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho hiệu quả gấp 5-6 lần cấy lúa/ha.
Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm
Măng tây được chị Sen chăm sóc cắt tỉa rất cẩn thận.

Tại thôn Minh Hậu, xã Tân Minh, huyện Tiên Lãng TP. Hải Phòng, gia đình chị Nguyễn Thị Sen đang sở hữu 1 ha măng tây và rau màu các loại, áp dụng phương pháp sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho hiệu quả cao, bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm.

Đến thăm mô hình trồng măng tây và rau của gia đình chị Sen, chị vừa làm vừa tâm sự với phóng viên, trước khi bén duyên với nghề trồng măng tây chị Sen đã từng làm việc tại một công ty dịch vụ xuất nhập khẩu tại Hải Phòng.

Trong thời gian vẫn còn đi làm công ty chị cũng được thưởng thức món măng tây thấy món ăn này rất ngon, cũng nhiều lần xem phóng sự trên truyền hình nói về loại rau này được bán trên thị trường với giá cũng cao. Chị Sen đã nuôi ý định bỏ làm công ty về trồng măng tây.

Nhận thấy cây măng tây là thứ rau cao cấp được ví như “rau vua”, ăn ngon, ngọt, hấp dẫn, được nhiều người ưa chuộng, trồng một lần nhưng thu hoạch được nhiều năm. Chị Sen đã bàn bạc với chồng, sau đó quyết định về quê đầu tư xây dựng mô hình trồng măng tây trên đồng đất quê hương Tiên Lãng.

Khi mọi thứ còn khá mới mẻ với gia đình, nhưng bằng sự quyết tâm cao của 2 vợ chồng chị, nên mô hình trồng măng tây đã được triển khai.

Năm 2018, từ diện tích ruộng có sẵn của gia đình và chị Sen đi thuê mướn thêm ruộng một số gia đình khác để thực hiện ước mơ làm nông nghiệp của mình.

Khi bắt đầu thực hiện công việc, tìm hiểu thấy đặc tính của cây măng tây là thứ cây thân rễ của chúng mọc ngầm trong đất, ưa những nơi có môi trường đất tơi xốp, độ ẩm cao, khí hậu ấm áp. Vì vậy chị Sen đã chú trọng ngay từ khâu làm đất, tạo môi trường phát triển toàn diện cho măng tây sinh sôi nảy nở, chị Sen đi gom rơm khắp cánh đồng mang về vừa ủ mục làm phân, đồng thời cũng vừa mang che phủ mặt luống để hạn chế cỏ dại và để giữ ẩm cho đất.

Chia sẻ về kinh nghiệm, chị Sen nói: trồng măng tây cũng không có gì khó, chỉ cần có chút kỹ thuật và kinh nghiệm là có thể thành công. Cây măng tây trồng sau 3 tháng ươm giống và 4 -6 tháng trồng là có thể thu hoạch. Việc thu hoạch sẽ được duy trì trong 6 tháng liên tục và kéo dài trong 4 -8 năm tiếp theo.

Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm
Cây măng tây trồng sau 3 tháng ươm giống và 4 -6 tháng trồng là có thể thu hoạch.

Thời điểm vàng để thu hoạch măng tây là từ tháng 3 đến tháng 5 trong năm, năng suất của cây cũng được tăng dần theo thời gian. Cây măng tây sẽ được thu hoạch ngay khi cây măng con đâm chồi từ gốc cây mẹ, khi thấy mầm măng nhú lên khoảng 20 -30cm là thu hoạch.

Muốn măng tây có nhiều mầm, năng suất và chất lượng thì môi trường của cây luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng, độ tơi xốp cao, thuận lợi để măng vươn chồi đẻ nhánh.

Hiện nay gia đình chị Sen đang áp dụng phương pháp trồng theo hướng hữu cơ, không dùng hóa chất. Hằng ngày, chị Sen phải dọn sạch cỏ, tỉa bỏ lá già để ngăn ngừa các loại sâu và rầy rệp gây hại cho măng tây.

Để măng tây có đủ ẩm, chị Sen đã đầu tư hệ thống ống nước tưới tự động, nhỏ giọt. Nước cung cấp đầy đủ đến từng gốc cây, đảm bảo độ ẩm phù hợp cho cây măng tây phát triển trong mọi thời điểm.

Nguồn phân hữu cơ được chị Sen ủ với tất các phế phẩm từ nông nghiệp trộn lẫn với phân gà, vỏ tôm cá, bổ sung thêm supe lân, vi nấm đối kháng cộng thêm với kem rỉ mật. Tất cả các hỗn hợp trên được chị Sen ủ ít nhất từ 6 tháng liên tục, các phế phẩm sau khi đã được phân hủy mới mang bón cho cây.

Đến nay, diện tích trồng măng tây của gia đình chị Sen cho thu hoạch bình quân 60kg - 80kg/ngày với giá bán trung bình từ 85 nghìn/kg (5 triệu đến hơn 8 triệu đồng/ngày). Hiện, chị Sen đang cung cấp măng tây tại các cửa hàng rau củ sạch trong thành phố.

Khách ăn thưởng thức ngày càng nhiều lên, có lúc gia đình chị Sen cũng không đủ hàng để bán. Sản phẩm măng tây của gia đình chị Sen được Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Hải Phòng cấp mã số vùng trồng đảm bảo nông sản sạch đến tay người tiêu dùng.

Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Chị Sen còn trồng nhiều các loại rau an toàn khác như: xu hào, bắp cải, cà chua, dưa chuột bao tử…

Ngoài trồng măng tây, chị Sen còn trồng nhiều các loại rau an toàn khác như: xu hào, bắp cải, cà chua, dưa chuột bao tử… Vì là địa chỉ cung cấp “nông sản xanh” nên nông sản của chị Sen bán được giá cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với sản xuất đại trà, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau nhiều năm áp dụng mô hình sản xuất tuần hoàn, chị Sen nhận thấy. Mô hình nông nghiệp này không chỉ giúp người nông dân giảm chi phí, tăng năng suất và đa dạng hóa nguồn thu nhập mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra một nền nông nghiệp bền vững, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế ổn định và lâu dài cho cộng đồng nông thôn.

Bài liên quan

Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Thành phố Hải Phòng đang chủ động và quyết liệt triển khai công tác phòng chống bão số 3 (WIPHA), nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp địa phương, sở ban ngành, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó ở cấp độ cao nhất trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 năm 2025. Đây là một cơn bão được đánh giá là rất mạnh, di chuyển nhanh, với phạm vi và cường độ ảnh hưởng rộng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Hải Phòng quyết tâm gỡ thẻ vàng EU: Những chuyển biến tích cực và giải pháp đồng bộ

Hải Phòng quyết tâm gỡ thẻ vàng EU: Những chuyển biến tích cực và giải pháp đồng bộ

Sau hơn 8 năm triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), công tác này tại Hải Phòng đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Những nỗ lực không ngừng nghỉ này đang góp phần cùng cả nước sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" về khai thác thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC).
Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Theo Chi cục Thống kê TP.Hải Phòng, trong 6 tháng đầu năm 2025 sản xuất nông nghiệp thành phố Hải Phòng (mới) duy trì ổn định, năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2024.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa 2025

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa 2025

Ngay sau khi kết thúc vụ lúa Xuân bội thu, các địa phương tại Hải Phòng đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa sắp tới. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - Môi trường, diện tích mạ đã gieo trên toàn thành phố ước đạt 969 ha, đạt 34,3% kế hoạch đề ra.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Theo Chi cục Thống kê TP.Hải Phòng, trong 6 tháng đầu năm 2025 sản xuất nông nghiệp thành phố Hải Phòng (mới) duy trì ổn định, năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2024.
Triển vọng từ mô hình cây nho sữa xứ Hàn

Triển vọng từ mô hình cây nho sữa xứ Hàn

Mô hình trồng cây nho sữa Hàn Quốc của anh Võ Văn Thịnh trên vùng đất pha cát xóm 8 xã Đông Lộc, tỉnh Nghệ An đã mang lại tín hiệu vui mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập…
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong những năm đồng hành, sát cánh cùng người nông dân, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều đề tài nghiên cứu và dự án hỗ trợ bà con nông dân tại các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đánh giá về bức tranh nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều chia sẻ về tiềm năng và hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng này.
Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều ổn định so với hôm qua.
Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính