Thứ ba 22/07/2025 20:20Thứ ba 22/07/2025 20:20 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Từ hộ trồng ớt nhỏ lẻ, ông Nguyễn Cư (xã Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi) đã vươn lên trở thành chủ cơ sở ươm cây giống quy mô lớn, cung ứng cho nhiều tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông còn lan tỏa tri thức, hỗ trợ bà con nông dân sản xuất hiệu quả, từng bước cải thiện sinh kế bền vững từ chính mảnh đất quê hương.
Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Ông Nguyễn Cư (bên phải) dành trọn tâm huyết để nâng tầm cây giống địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Trong hành trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, nhiều nông dân tại Quảng Ngãi đã không ngừng tìm tòi, đổi mới cách làm để vươn lên làm giàu chính đáng. Nổi bật trong số đó là ông Nguyễn Cư, người đã thắp lên "ngọn lửa xanh" từ nghề ươm cây giống, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa lan tỏa cảm hứng cho cộng đồng nông thôn.

Thành công nhờ đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp

Với hơn 10 năm gắn bó với nghề ươm cây giống, ông Nguyễn Cư đã xây dựng cho mình một mô hình sản xuất hiệu quả, vận dụng linh hoạt kiến thức nông nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn. Từ xuất phát điểm là người trồng ớt đơn lẻ, trải qua nhiều lần thất bại do thiếu cây giống chất lượng, ông Cư đã chủ động tìm hiểu kỹ thuật ươm giống, từ đó mở rộng quy mô và chủng loại cây trồng.

Trước đây làm bầu giống bằng lá chuối, cây giống chỉ đủ bán cho bà con quanh vùng, thu nhập chỉ vừa đủ tiền chợ hằng ngày. Nhưng nhờ học hỏi, đầu tư thêm nhà lưới, máy gieo hạt, xe tải vận chuyển…, giờ tôi có thể cung cấp cây giống cho nhiều tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên”, ông Cư chia sẻ.

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Hệ thống gieo hạt tự động giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây giống.

Không chỉ sản xuất các giống truyền thống, ông còn mạnh dạn thí điểm các giống cây mới như ớt sừng vàng, cà chua lai giống Ấn Độ – những loại cây được cho là khó thích nghi với điều kiện khí hậu miền Trung. Đặc biệt, 500 cây cà chua giống mới đã được ông trồng thử nghiệm trong nhà lưới và cho kết quả khả quan: phát triển tốt, kháng bệnh tốt, năng suất đạt từ 25-30 tấn/ha.

Cây cà chua này hiệu quả kinh tế rất cao, không phải giống ghép. Tôi từng thấy mô hình này ở Đà Lạt và thấy rất thành công. Nên về Quảng Ngãi, tôi quyết định thử nghiệm. Nếu hợp điều kiện khí hậu thì tôi sẽ ươm giống để bà con có thể trồng và tăng thu nhập”, ông Cư nói thêm.

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Mỗi cây giống là kết quả của sự kiên trì và không ngừng học hỏi của ông Cư.

Không dừng lại ở sản xuất, ông Nguyễn Cư luôn chủ động quan sát nhu cầu thị trường, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng cây giống và giữ giá thành ổn định để giảm gánh nặng cho nông dân. Mỗi năm, vườn ươm của ông xuất ra thị trường hàng chục ngàn cây giống, đặc biệt là 25kg hạt giống ớt, mang lại doanh thu đáng kể và tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Lan tỏa giá trị và gắn kết cộng đồng từ một mô hình nông nghiệp bền vững

Vươn lên từ gian khó, ông Nguyễn Cư hiểu rõ những nhọc nhằn của người nông dân. Chính vì vậy, ông không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi mà còn trở thành người bạn đồng hành của nhiều hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật, hướng dẫn quy trình trồng trọt, hỗ trợ vật tư và thậm chí là vốn để bà con đầu tư sản xuất.

Chị Bùi Thị Hồng (Thôn Phú Thịnh, xã Tịnh Châu), một người lao động làm việc tại vườn ươm cho biết: “Ở đây thì thu nhập cũng được, có thể trang trải sinh hoạt hàng ngày, đi chợ, quán xá cũng ổn định”.

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Mô hình ươm cây giống không chỉ phát triển nông nghiệp mà còn tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho người dân, ông Cư còn giúp nông dân tiếp cận các giống cây chất lượng, dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai địa phương. Nhờ vậy, mô hình sản xuất nhỏ lẻ của các hộ dân dần chuyển biến theo hướng chuyên canh có kỹ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

Ông Bùi Vạn Khoa (Chủ tịch Hội Nông dân TP. Quảng Ngãi) đánh giá: “Ông Nguyễn Cư là một nông dân rất tiêu biểu, luôn đồng hành hỗ trợ bà con sản xuất, kinh doanh giỏi. Ông còn hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đưa đời sống kinh tế của người dân đi lên. Đây là mô hình cần được khuyến khích và nhân rộng”.

Chính tinh thần cầu tiến, chịu khó học hỏi, kết hợp giữa thực hành và khoa học công nghệ đã giúp ông Cư không chỉ khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cây giống mà còn đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Ông đã được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh và đang được đề nghị công nhận nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương.

Câu chuyện làm giàu của ông Nguyễn Cư là minh chứng sống động cho sự chuyển mình của người nông dân trong thời kỳ hội nhập. Không chỉ là người sản xuất mà còn là người sáng tạo, người hướng dẫn và là trụ cột trong hệ sinh thái nông nghiệp địa phương. Từ bàn tay, khối óc và trái tim đầy nhiệt huyết, ông đã và đang gieo những mầm xanh không chỉ trên luống đất, mà còn trong lòng người – những người nông dân đang từng bước đi lên từ chính mảnh đất quê hương mình.

Bài liên quan

Hiệu quả từ mô hình trồng quất sạch kết hợp chế biến ở Lào Cai

Hiệu quả từ mô hình trồng quất sạch kết hợp chế biến ở Lào Cai

Với dáng người nhỏ nhắn, chiếc áo làm vườn xanh bạc màu thấm đẫm mồ hôi, đôi tay thoăn thoắt tưới tắm, vun xới từng gốc cây, nâng niu từng quả quất sạch, dù thấm mệt nhưng gương mặt chị Kim Oanh vẫn luôn cười rạng rỡ.
Danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành phố

Danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành phố

Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố trên cả nước, xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân của tỉnh, thành phố.
Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Mở lối cho doanh nghiệp nhỏ từ Nghị quyết 68

Mở lối cho doanh nghiệp nhỏ từ Nghị quyết 68

Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, biến nó trở thành động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa

Đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, trong xu thế toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế về giống và vật tư nông nghiệp không chỉ giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất mà còn góp phần chuyển đổi hệ thống lương thực toàn cầu theo hướng bền vững và có trách nhiệm. Thứ trưởng kỳ vọng, sẽ có thêm nhiều chương trình hợp tác cụ thể giữa các hiệp hội, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: chia sẻ nguồn gen, phát triển giống bản địa quý, nghiên cứu vật tư sinh học, đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa giữa các nước.
Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá giai đoạn 2020 – 2025, cùng với phát triển một số cây trồng chủ lực, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã xác định một số cây trồng thế mạnh, có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hoá, phù hợp với điều kiện địa phương đưa vào cơ cấu cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, tạo chuyển biến tích cực cho sinh kế của người dân địa phương.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều ổn định so với hôm qua.
Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính