Thứ ba 22/07/2025 21:18Thứ ba 22/07/2025 21:18 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nông nghiệp hữu cơ có gì khác với nông nghiệp thông thường?

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sản xuất “hữu cơ” từ lâu đã được hiểu như một hình thức sản xuất “lành mạnh và thân thiện với môi trường”. Sản phẩm hữu cơ được sản xuất mà không sử sụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hoá học.
Nông nghiệp hữu cơ có gì khác với nông nghiệp thông thường?
Ảnh minh họa.

Tại Viện Rodale, các nghiên cứu đã cho thấy những kết quả khác nhau. Bắt đầu vào năm 1981, thử nghiệm so sánh hệ thống canh tác (FST) giữa canh tác thông thường và hữu cơ trên cây ngũ cốc ở Bắc Mỹ đã chứng minh rằng canh tác hữu cơ có nhiều lợi thế hơn về năng suất, tình trạng đất trồng, vấn đề về môi trường và sức khỏe con người. Tuy trong vài năm đầu sản lượng có sụt giảm khi mới bắt đầu chuyển đổi, nhưng sau đó hệ thống hữu cơ nhanh chóng phục hồi và cho ra sản lượng bằng với hệ thống thông thường.

Hệ thống đất trồng

Tình trạng đất trồng tốt sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển với năng suất tối đa, giảm được nhiều loại sâu bệnh. Trong những năm qua hệ thống canh tác hữu cơ đã cho thấy một số cải thiện đáng chú ý gồm: Giảm xói mòn đất, tăng độ màu mỡ, giàu chất hữu cơ và các vi sinh vật có ích trong đất. Điều quan trọng hơn là lượng hữu cơ trong đất tăng cao giúp liên kết các hạt đất với nhau, duy trì nhiệt độ và cung cấp nguồn thức ăn cho các loại vi sinh vật có lợi trong đất giúp rễ cây khỏe và phát triển tốt.

Lượng nước thấm qua đất tại hệ thống canh tác hữu cơ cao hơn từ 15-20% so với hệ thống canh tác thông thường, vì thế giảm được tình trạng nước chảy tràn trên mặt đất hạn chế việc rửa trôi, xói mòn đất, hạn chế ngập úng và cung cấp nước cho cây khi xảy ra hạn hán.

Canh tác hữu cơ không sử dụng các loại phân bón tổng hợp mà chú trọng các loại phân bón có nguồn gốc từ thực vật hoặc sản phẩm bài tiết của gia súc, gia cầm. Vì vậy, các loại phân bón này khó bị rửa trôi và đem lại hiệu quả cung cấp dinh dưỡng tốt cho cây. Phân bón hữu cơ giúp tăng lượng mùn, lý, hóa sinh tính của đất làm đất tơi xốp giúp cây hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng một cách dễ dàng. Một điều đáng ngạc nhiên nữa là cây trồng hữu cơ có khả năng tự chống lại cỏ dại, do đó khi sản xuất hữu cơ cỏ dại lại là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho đất trồng.

Năng suất

Điểm nổi bật trong những năm hạn hán, năng suất hữu cơ cao hơn 31% so với thông thường. Điều đáng chú ý là khi so sánh với các giống “chịu hạn” được biến đổi gen chỉ tăng từ 6,7% đến 13,3% so với các giống thông thường (không chịu hạn).

Nguyên, nhiên liệu sử dụng vào sản xuất của hệ thống canh tác hữu cơ

Khi cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới xảy ra, việc sử dụng tài nguyên hiệu quả và thông minh là rất cần thiết. Hiện nay nông nghiệp thông thường sử dụng một lượng lớn dầu mỏ để sản xuất, vận chuyển, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại.

Theo số liệu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết, việc sử dụng đất nông nghiệp đã thải ra 12% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Tại các hệ thống hữu cơ sử dụng ít hơn 45% lượng năng lượng so với các hệ thống thông thường. Hiệu quả sản xuất trong các hệ thống hữu cơ cao hơn 28% so với các hệ thống thông thường.

Sức khỏe con người

Các hệ thống thông thường phụ thuộc rất nhiều vào thuốc bảo vệ thực vật, nhiều loại trong số đó rất độc hại đối với con người và động vật. Các chất độc gần như không thể đào thải được. Thuốc diệt cỏ Glyphosate hiện được chứng minh là gây tổn thương cho DNA của người và động vật.

Trong vòng khoảng 70 năm, hệ thống nông nghiệp thông thường chủ yếu dựa trên hóa chất hiện tại đã bộc lộ những điểm yếu của nó làm cho đất cạn kiệt chất dinh dưỡng, nước nhiễm độc và gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.

Để khắc phục những mặt tiêu cực, chúng ta phải tập trung vào những điều cơ bản là sức khỏe của đất, chất lượng nước và cách chúng ta có thể cải thiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Thay đổi phương pháp canh tác sang hữu cơ để cố định chất dinh dưỡng trong đất, tăng cường sự đa dạng sinh học và giảm thiểu đáng kể các chất đầu vào ở dạng tổng hợp nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ thống vô thời hạn.

Sau cuộc nghiên cứu song song và nghiêm ngặt kéo dài 30 năm, viện Rodale tự tin kết luận rằng các phương pháp hữu cơ đang cải thiện chất lượng thực phẩm, sức khỏe đất, nước và cải thiện các vùng nông thôn của nhiều quốc gia. Trong nhiều năm trở lại đây, hình thức canh tác nông nghiệp thông thường chủ yếu dựa trên hóa chất đã bộc lộ những mặt hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến con người và môi trường. Tài nguyên đất cạn kiệt do các hoạt động cày xới, nguồn nước nhiễm độc và gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường. Xây dựng và cải thiện tình trạng đất bằng cách sử dụng các phương pháp hữu cơ để cố định chất dinh dưỡng trong đất, khuyến khích sự đa dạng sinh học và giảm thiểu đáng kể đầu vào từ các chất tổng hợp. Hiện nay các nông trại sản xuất hữu cơ đang đảm bảo tính bền vững của hệ thống vô thời hạn.

Bài liên quan

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

Sử dụng men vi sinh phối hợp với phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi tạo thành nguồn phân hữu cơ hiệu quả là cách làm mà nhiều nông dân đang triển khai thực hiện.
"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

Sáng nay, một không khí sôi động và đầy hứng khởi đã tràn ngập Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh khi sự kiện "Organic Vibes" chính thức khai mạc, đánh dấu bước đệm quan trọng cho chuỗi các hoạt động của chiến dịch "Hữu cơ easy với Gen G". Được định hướng nhằm phát triển bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên, đối tác, nhà báo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong những năm đồng hành, sát cánh cùng người nông dân, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều đề tài nghiên cứu và dự án hỗ trợ bà con nông dân tại các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đánh giá về bức tranh nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều chia sẻ về tiềm năng và hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng này.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Ngày 12/04/2025, một sự kiện lịch sử đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng khi Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức thông qua việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên gọi là thành phố Hải Phòng. Quyết định này không chỉ mở rộng địa giới hành chính mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu Hải Phòng mới có đủ tiềm lực và lợi thế để thực sự trở thành "thủ phủ khu công nghiệp" hàng đầu của Việt Nam?
Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính