Thứ tư 23/07/2025 14:32Thứ tư 23/07/2025 14:32 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nông nghiệp hữu cơ ở Đắk Nông: Nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa "cất cánh”

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ đang là xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện đại, thì tại Đắk Nông, nhiều nông dân và hợp tác xã vẫn loay hoay với thủ tục, chi phí và thông tin. Việc thiếu chính sách hỗ trợ cụ thể, cũng như sự kết nối giữa “ba nhà”: nông dân, doanh nghiệp và nhà nước đang khiến con đường đi đến chứng nhận hữu cơ đầy chông gai và thử thách.
Nông nghiệp hữu cơ ở Đắk Nông: Nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa
Toàn tỉnh Đắk Nông có có 19 mô hình sản xuất hữu cơ với tổng diện tích 1.293 ha, ước tính sản lượng 2.588 tấn

Tỉnh Đắk Nông có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp và nguồn lao động dồi dào. Toàn tỉnh có có 19 mô hình sản xuất hữu cơ với tổng diện tích 1.293 ha, ước tính sản lượng 2.588 tấn (trong đó: nhóm cây công nghiệp 1.202 ha sản lượng khoảng 1.683 tấn; nhóm cây ăn quả 73 ha, sản lượng khoảng 653 tấn; nhóm cây lương thực, thực phẩm 18 ha, sản lượng khoảng 252 tấn) và một số loại cây dược liệu khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, so với tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh, phần diện tích canh tác theo hướng hữu cơ vẫn còn rất khiêm tốn. Việc tiếp cận và đạt được các chứng nhận sản phẩm hữu cơ vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều nông dân và hợp tác xã tại địa phương. Nguyên nhân chủ yếu đến từ chi phí chứng nhận cao, quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, cùng với việc thiếu kiến thức chuyên môn và nguồn lực kỹ thuật cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường trong và ngoài nước

Chi phí chứng nhận: Gánh nặng của người nông dân, Hợp tác xã

Một trong những rào cản lớn nhất mà nông dân và các hợp tác xã tại Đắk Nông đang đối mặt là chi phí để đạt được chứng nhận hữu cơ. Việc chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang hữu cơ đòi hỏi thời gian, sự đầu tư về kỹ thuật và vật tư phù hợp với tiêu chuẩn, do đó chi phí chăm sóc và thời gian sẽ ảnh hưởng đến thu nhập khi sản xuất hữu cơ.

Việc kiểm nghiệm mẫu, đánh giá cấp giấy chứng nhận và giám sát định kỳ duy trì tiêu chuẩn hữu cơ còn rất cao, trong khi đó sản xuất nông nghiệp cũng chịu tác động rủi ro bởi thiên tai, hạn hán và biến đổi khí hậu nên việc duy trì tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ của nông dân, hợp tác xã còn gặp khó khăn và có thể nảy sinh việc bỏ giữa chừng việc duy trì áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong khi đó, quy trình xin chứng nhận lại khá phức tạp và tốn kém, thường dao động từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng …, một con số quá sức đối với nhiều hộ nông dân nhỏ lẻ.

Nông nghiệp hữu cơ ở Đắk Nông: Nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa
Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Hữu cơ Hoàng Nguyên

Bà Trần Thị Thu, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Hữu cơ Hoàng Nguyên (xã Thuận Hà, huyện Đắk Song) cho biết, mỗi năm HTX phải đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho công tác kiểm tra, giám sát định kỳ chứng nhận phục vụ xuất khẩu nông sản sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ. Đây là khoản chi phí không nhỏ, bao gồm kiểm định chất lượng đất, nước, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, cũng như các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết để đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm.

Mặt khác, chi phí vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ giá cao hơn sản xuất đơn thuần, quá trình chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ cần có thời gian chuyển đổi, năng suất cây trồng sẽ giảm trước khi tiến tới ổn định lâu dài và bền vững hơn.

Nông nghiệp hữu cơ ở Đắk Nông: Nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa
Bà Trần Thị Thu, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Hữu cơ Hoàng Nguyên (xã Thuận Hà, huyện Đắk Song) cho biết, mỗi năm HTX phải đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho công tác kiểm tra, giám sát định kỳ chứng nhận phục vụ xuất khẩu nông sản sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ

Theo ông Hà Công Xã – Giám đốc Hợp tác xã Bechamp (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông), khó khăn lớn nhất hiện nay trong quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là vấn đề tài chính. Việc chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang hữu cơ đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn, từ khâu cải tạo đất, mua phân bón hữu cơ, đến xây dựng hệ thống tưới tiêu, nhà sơ chế, kho bảo quản… Trong khi đó, nguồn vốn của hợp tác xã còn hạn chế, các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước còn ít hoặc chưa tiếp cận được.

Ông Hà Công Xã, cho biết thêm riêng chi phí để đăng ký và duy trì chứng nhận hữu cơ hàng năm đã là một gánh nặng với các HTX nhỏ. Chưa kể, thời gian chuyển đổi kéo dài, sản lượng ban đầu sụt giảm, khiến thu nhập của xã viên cũng bị ảnh hưởng. “Nông dân rất muốn làm hữu cơ, vì lợi ích lâu dài cho sức khỏe và môi trường. Nhưng không có vốn thì rất khó đi đường dài”, ông chia sẻ. Hợp tác xã rất mong có thêm nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ nông nghiệp sạch, cũng như sự đồng hành từ doanh nghiệp bao tiêu, để giúp nông dân yên tâm canh tác bền vững.

Thiếu kiến thức và hỗ trợ kỹ thuật hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là quy trình nghiêm ngặt, đòi hỏi người sản xuất có kiến thức chuyên sâu về thổ nhưỡng, sinh học đất, cây trồng, vi sinh vật, kiểm soát dịch hại sinh học và kỹ thuật chăm sóc không sử dụng hóa chất tổng hợp. Do đó, nông dân và hợp tác xã cần được đào tạo cơ bản về tiêu chuẩn hữu cơ để đánh giá thực trạng vùng sản xuất, xác định khả năng chuyển đổi và xây dựng lộ trình phù hợp.

Quá trình chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang hữu cơ không thể diễn ra trong thời gian ngắn. Theo quy định, thời gian chuyển đổi tối thiểu là 12 tháng đối với cây ngắn ngày và 18 tháng đối với cây dài ngày. Trong thời gian này, đất cần được cải tạo để loại bỏ tồn dư hóa chất, đồng thời tái tạo hệ sinh thái tự nhiên, cân bằng. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn năng suất giảm, chi phí tăng khiến nhiều nông dân còn e ngại.

Nông nghiệp hữu cơ ở Đắk Nông: Nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa
Ông Vũ Văn Thủy, thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Hữu cơ Hoàng Nguyên (xã Thuận Hà, huyện Đắk Song) chia sẻ, một trong những khó khăn lớn đối với nông dân khi làm nông nghiệp hữu cơ là thiếu kiến thức và kỹ thuật chuyên sâu

Ông Vũ Văn Thủy, thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Hữu cơ Hoàng Nguyên (xã Thuận Hà, huyện Đắk Song) cho biết, một trong những khó khăn lớn đối với nông dân khi làm nông nghiệp hữu cơ là thiếu kiến thức và kỹ thuật chuyên sâu. “Làm hữu cơ khác hoàn toàn với cách làm truyền thống. Phải hiểu cây trồng cần gì, đất như thế nào là đạt, rồi cách phòng sâu bệnh bằng biện pháp sinh học, chứ không thể thấy sâu là xịt thuốc như trước. Mình làm mà không nắm rõ quy trình thì dễ bị sai, ảnh hưởng đến cả lô hàng xuất khẩu,” ông Thủy chia sẻ. Theo ông, bên cạnh sự hỗ trợ về đầu ra, việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn quy trình canh tác hữu cơ bài bản cho nông dân là điều hết sức cần thiết để bảo đảm chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Ngoài ra, người nông dân, các hợp tác xã còn thiếu hụt về kiến thức kỹ thuật, quy trình kiểm soát dịch bệnh không sử dụng hóa chất, cũng như việc ghi chép hồ sơ sản xuất theo yêu cầu chứng nhận là những yếu tố khiến họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

Các hợp tác xã, vốn là đầu mối tổ chức sản xuất tập thể cũng gặp khó trong việc tìm kiếm đơn vị tư vấn và hỗ trợ xin chứng nhận. Một số nơi vẫn đang loay hoay trong khâu tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, chưa xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng điều kiện bắt buộc để được cấp chứng nhận hữu cơ.

Đầu ra chưa ổn định sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Dù sản phẩm hữu cơ có giá trị cao hơn so với sản phẩm thông thường, nhưng thị trường đầu ra vẫn chưa thực sự ổn định. Nhiều hợp tác xã và nông dân lo ngại rằng sau khi đầu tư lớn vào sản xuất hữu cơ, sản phẩm không tìm được đầu ra ổn định, dẫn đến nguy cơ thua lỗ. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý, khiến họ e ngại khi bắt tay vào chuyển đổi.

Phần đông người tiêu dùng trong nước chưa hiểu rõ về nông nghiệp hữu cơ và sự khác biệt rõ ràng giữa sản phẩm hữu cơ với sản phẩm thông thường. Tâm lý, nhiều người vẫn ưu tiên sản phẩm nông nghiệp giá rẻ hơn, điều này khiến sản phẩm hữu cơ khó cạnh tranh với sản phẩm thông thường, đặc biệt trong bối cảnh thu nhập bình quân của người dân còn hạn chế điều này dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ chưa cao.

Mặt khác, kênh phân phối, cửa hàng, siêu thị chuyên bán sản phẩm hữu cơ còn ít, chiến lược maketing còn yếu và còn thiếu, nhiều sản phẩm hữu cơ được bán lẫn lộn với sản phẩm thông thường, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng

Sản phẩm chứng nhận hữu cơ trong xuất khẩu còn gặp khó khăn do chưa đáp ứng về sản lượng đối tác yêu cầu, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, phân phối và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về dư lượng tồn dư trong sản phẩm bởi yếu tố khách quan (vùng đệm sản xuất hữu cơ với vùng sản xuất hóa học lân cận, ảnh hưởng bởi tác động của ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí phát sinh không mong muốn) để vượt qua rào cản kỹ thuật.

Cần chính sách hỗ trợ cụ thể

Để tháo gỡ những khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhiều ý kiến cho rằng tỉnh Đắk Nông cần có chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho nông dân và hợp tác xã. Các giải pháp có thể bao gồm: hỗ trợ chi phí chứng nhận, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm và kết nối thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc thu hút doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi liên kết cũng rất quan trọng, nhằm tạo niềm tin và động lực cho người sản xuất.

Nông nghiệp hữu cơ ở Đắk Nông: Nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa
Ông Hà Công Xã – Giám đốc Hợp tác xã Bechamp (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông), khó khăn lớn nhất hiện nay trong quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là vấn đề tài chính

Nhận thức được điều này, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nổi bật là Quyết định số 785/QĐ-UBND (ngày 27/4/2022) phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022–2025, định hướng đến năm 2035; Kế hoạch số 585/KH-UBND (ngày 16/10/2022) thực hiện Đề án với nội dung điều tra vùng sản xuất, hỗ trợ công nghệ chế biến, xây dựng mô hình, tập huấn quy trình sản xuất hữu cơ...

Trước đó, tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND (ngày 24/6/2021) quy định nội dung và mức hỗ trợ thực hiện quy trình GAP và hữu cơ. Cụ thể: hỗ trợ 100% chi phí khảo sát đất, nước, không khí; tập huấn lao động; thuê đơn vị tư vấn và chứng nhận; tổng mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/cá nhân, 200 triệu đồng/tổ chức. Đồng thời, tỉnh hỗ trợ ứng dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc BVTV sinh học, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), cây trồng tổng hợp (ICM), hoạt động khuyến nông, xúc tiến thương mại (theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND) và xây dựng liên kết chuỗi (theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND), với mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/dự án liên kết.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn triển khai Kế hoạch số 181/KH-UBND (ngày 08/4/2021) thực hiện Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa giai đoạn 2021–2030, tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, doanh nghiệp khởi nghiệp, các đơn vị sản xuất sản phẩm chủ lực, đặc thù và OCOP địa phương.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đắk Nông là hướng đi tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển bền vững và gia tăng giá trị nông sản. Tuy nhiên, để tiềm năng này thật sự “cất cánh”, cần có sự đồng hành mạnh mẽ từ ba nhà: nông dân – doanh nghiệp – nhà nước. Khi người nông dân được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật; hợp tác xã được kết nối với thị trường; và doanh nghiệp có niềm tin vào vùng nguyên liệu ổn định, thì một hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững mới có thể hình thành. Với sự cam kết từ chính quyền và quyết tâm của người dân sản xuất, Đắk Nông hoàn toàn có thể trở thành vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trọng điểm của cả nước trong thời gian tới ./.

Bài liên quan

Nữ “thuyền trưởng” kiên trì đi theo con đường sản xuất nông nghiệp bền vững

Nữ “thuyền trưởng” kiên trì đi theo con đường sản xuất nông nghiệp bền vững

Là một hợp tác xã non trẻ với hầu hết là người khuyết tật, song HTX Tâm Ngọc (xã Sóc Sơn, TP Hà Nội) vẫn kiên trì đi theo con đường sản xuất trà thảo dược “tiến tới” hữu cơ và trái ngọt đã đến khi nay HTX đã có tới 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

Sáng nay, một không khí sôi động và đầy hứng khởi đã tràn ngập Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh khi sự kiện "Organic Vibes" chính thức khai mạc, đánh dấu bước đệm quan trọng cho chuỗi các hoạt động của chiến dịch "Hữu cơ easy với Gen G". Được định hướng nhằm phát triển bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên, đối tác, nhà báo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong những năm đồng hành, sát cánh cùng người nông dân, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều đề tài nghiên cứu và dự án hỗ trợ bà con nông dân tại các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đánh giá về bức tranh nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều chia sẻ về tiềm năng và hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng này.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Trồng cây thảo dược quý dưới tán rừng tự nhiên đang là hướng đi mới, bền vững, tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây ở các khu vực miền núi. Việc trồng dược liệu dưới tán rừng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho nhân dân mà còn giảm tải sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên, giúp khai thác, bảo vệ hệ sinh thái rừng một cách bền vững.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Một chuỗi nông sản xuất khẩu là một hệ thống phức tạp, liên kết từ người nông dân sản xuất nguyên liệu thô đến tay người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Để một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thế giới, nó phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chủ thể và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

PGS là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất tuân theo các quy trình của sản xuất. Hiểu một cách đơn giản, PGS là hệ thống chứng nhận sản xuất nông nghiệp theo các nguyên tắc và quy chuẩn hữu cơ, được thống nhất với sự tham gia của nhiều bên trong chuỗi sản xuất – cung ứng – tiêu thụ.
Hợp tác xã Trà Ngọc Hân: Ngọt ngào hương vị và giá trị trà Việt

Hợp tác xã Trà Ngọc Hân: Ngọt ngào hương vị và giá trị trà Việt

Nằm trên địa bàn Phúc Xuân nay là xã Đại Phúc, vùng lõi của đất chè Tân Cương Thái Nguyên, một miền quê trù phú dưới chân Tam Đảo, nơi được mệnh danh là "thủ phủ trà Việt", Hợp tác xã Trà Ngọc Hân không chỉ là một cái tên quen thuộc trong ngành trà mà còn là biểu tượng của sự nỗ lực không ngừng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của cây chè. Với cam kết về chất lượng, sự minh bạch trong sản xuất và tâm huyết với nghề, Hợp tác xã Ngọc Hân đã và đang góp phần nâng tầm thương hiệu trà Thái Nguyên trên bản đồ ẩm thực trong và ngoài nước.
Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt và những khu rừng rậm rạp của vùng núi Eifel phía tây nước Đức, một phong trào nông nghiệp lặng lẽ nhưng mạnh mẽ đã bén rễ và nở rộ. Nơi đây không chỉ là một vùng đất với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn là một hình mẫu tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nơi mà đất màu được xem như một kho báu vô giá và được chăm sóc bằng tất cả sự tận tâm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Thái Bình, mảnh đất được mệnh danh là "quê lúa" của Việt Nam, luôn ẩn chứa những câu chuyện thú vị về nông nghiệp và văn hóa địa phương. Nằm trong lòng tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân thuộc huyện Kiến Xương là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, nơi những sản vật đặc trưng như lúa, rươi, cua và cáy đã trở thành niềm tự hào của người dân và là nguồn sống bền vững.
Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Ở một vùng đất nông nghiệp trù phú như Kiến Xương, Thái Bình, nơi những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài nơi có cửa sông mặn lợ với những đặc sản độc đáo như rươi, cua, cáy đã đi vào tiềm thức người dân, câu chuyện về Hoàng Văn Ba, nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân, là một điển hình sống động cho tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám làm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Trong khi ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng bền vững, an toàn và nâng cao giá trị, mô hình liên kết sản xuất giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân đóng vai trò rất quan trọng. Thực ra mô hình này đã được nói đến từ lâu, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, để mô hình thực sự hiệu quả đòi hỏi đột phá cả lý luận và thực tiễn.
Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh yêu cầu về việc phải có một Đề án tổng thể cho ngành trồng trọt về giảm phát thải.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một cách tiếp cận bền vững và có hệ thống để kiểm soát dịch hại, ưu tiên ngăn ngừa và giám sát, đồng thời sử dụng nhiều chiến lược để giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
Đắk Nông: Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ

Đắk Nông: Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển mình sang phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, tỉnh Đắk Nông đã và đang nỗ lực đưa nông nghiệp hữu cơ trở thành hướng đi chiến lược, không chỉ để bảo vệ hệ sinh thái mà còn gia tăng giá trị xuất khẩu và nâng tầm thương hiệu nông sản của địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính